Thanh Hóa dừng xây dựng đề án quy hoạch cây mắc ca

Trước đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở NNPTNT xây dựng đề án phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.
Tuy nhiên, trong thực tế triển khai một số hộ dân trồng cây mắc ca nhưng chưa qua trồng khảo nghiệm để xác định diện tích đất đai, khí hậu phù hợp với loại cây này. Riêng ở huyện Thạch Thành, bà con đã áp dụng trồng rộng rãi loại cây này với diện tích trên 30ha.
Qua khảo nghiệm cho thấy, việc trồng cây mắc ca cùng ngày, cùng cách trồng, cùng kỹ thuật nhưng cây trồng ở dưới chân đồi cho năng suất trên 3 tấn/ha, trồng ở lưng đồi và đỉnh đồi chỉ cho năng suất 6-7 tạ/ha. Vì thế cần thêm thời gian mới có cơ sở khoa học để xây dựng quy hoạch diện tích trồng. Hơn nữa, việc đầu tư trồng loại cây này, dao động từ 80-100 triệu đồng/ha nếu khảo nghiệm không kỹ, nông dân sẽ thiệt hại nặng.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ cơ quan chuyên môn tỉnh Lào Cai, lượng thủy sản sẵn sàng cung ứng cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán hiện đã đạt trên 1.000 tấn.

Những ngày qua, bến cá Mỹ Á, xã Phổ Quang (Đức Phổ - Quảng Ngãi) nhộn nhịp kẻ bán – người mua. Ngư dân rất phấn khởi vì trúng đậm hải sản sau mỗi chuyến đánh bắt.

Qua 06 năm (2008 -2013) triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức “Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa”

Sau gần 3 tháng nhận bàn giao từ Chương trình Tấm lưới nghĩa tình của Quỹ Tấm lòng vàng Lao động của Tổng LĐLĐ Việt Nam, tàu cá 605 CV do Quỹ trao tặng cho Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vẫn chưa một lần vươn khơi bám biển. Vì sao?

Ngày 30-1, các hộ nuôi tôm lớn ở 2 huyện: Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) cho biết, trong mấy ngày giáp tết, giá tôm sú thương lái mua tại đầm, hồ là 370-420 ngàn đồng/kg tăng khoảng 70-80 ngàn đồng/kg so với ngày thường.