Thanh Hóa dừng xây dựng đề án quy hoạch cây mắc ca

Trước đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở NNPTNT xây dựng đề án phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.
Tuy nhiên, trong thực tế triển khai một số hộ dân trồng cây mắc ca nhưng chưa qua trồng khảo nghiệm để xác định diện tích đất đai, khí hậu phù hợp với loại cây này. Riêng ở huyện Thạch Thành, bà con đã áp dụng trồng rộng rãi loại cây này với diện tích trên 30ha.
Qua khảo nghiệm cho thấy, việc trồng cây mắc ca cùng ngày, cùng cách trồng, cùng kỹ thuật nhưng cây trồng ở dưới chân đồi cho năng suất trên 3 tấn/ha, trồng ở lưng đồi và đỉnh đồi chỉ cho năng suất 6-7 tạ/ha. Vì thế cần thêm thời gian mới có cơ sở khoa học để xây dựng quy hoạch diện tích trồng. Hơn nữa, việc đầu tư trồng loại cây này, dao động từ 80-100 triệu đồng/ha nếu khảo nghiệm không kỹ, nông dân sẽ thiệt hại nặng.
Có thể bạn quan tâm

Đu đủ là loại cây ăn quả dễ trồng, thích hợp với vùng đất bãi, ít rủi ro, nhanh cho trái, chi phí đầu tư thấp và cho hiệu quả kinh tế cao, có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều lợi ích sử dụng.

Ít có địa phương nào mà tỷ lệ gia trại sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi gia súc lại cao như ở xã Tiên Kiên (huyện Lâm Thao, Phú Thọ).

Trong nhiều năm, vấn nạn nhập lậu giống gia cầm không rõ nguồn gốc tại các tỉnh miền núi phía Bắc diễn ra nhức nhối, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh luôn ở mức báo động.

Đông đảo bà con nông dân tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và TP. Cần Thơ hào hứng tham gia ngày hội “Chăm sóc ruộng đồng – Đón mùa bội thu” vừa diễn ra tại TP Rạch Giá, Kiên Giang.

Thực đơn phù hợp cho cây trồng chính là các loại phân bón NPK chuyên dùng cho từng loại cây, từng thời kỳ phát triển...