Thanh Hóa Đã Khống Chế Dịch Lở Mồm Long Móng Gia Súc

Sau gần 15 ngày tập trung chống dịch, đến nay 184/189 con gia súc bị bệnh lở mồm long móng tại 2 huyện Như Xuân, Thạch Thành (Thanh Hóa) đã được điều trị khỏi.
Hiện còn 5 con đang tiếp tục điều trị. Gần 10 ngày nay, dịch đã được khống chế, không phát sinh thêm gia súc mắc bệnh mới.
Nguyên nhân xuất hiện dịch là do thời tiết giá rét làm giảm sức đề kháng của đàn trâu bò. Mặt khác, hầu hết gia súc bị bệnh đều chưa tiêm phòng. Riêng huyện Như Xuân, gia súc bị lở mồm long móng type A nên việc chữa trị, phòng bệnh gặp nhiều khó khăn hơn, vì vacxin type A khá đắt nên người dân không có điều kiện mua. Trong khi đó, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đang còn hạn chế.
Để dịch qua 21 ngày trong điều kiện rét đậm, rét hại, Chi cục Thú y Thanh Hóa khuyến cáo người chăn nuôi tiếp tục điều trị cho số gia súc đang bị bệnh. Đối với những con đã điều trị khỏi và đang khỏe mạnh bà con cần thực hiện các biện pháp tăng sức đề kháng cho gia súc. Trong trường hợp gia súc bị chết phải báo cáo kịp thời cho cán bộ thú y, nhằm xác định đúng nguyên nhân từ đó có biện pháp khống chế kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Cây hồ tiêu đã có mặt ở xã Tân Hội, Đức Trọng (Lâm Đồng) hơn 20 năm nay nhưng do giá cả bấp bênh, năng suất, hiệu quả thấp nên cây tiêu ở đây không phát triển được. Đã có lúc người dân phá bỏ cây tiêu để chuyển sang các loại cây trồng khác. Hiện nay, tiêu được giá, cho thu nhập cao nên nhiều hộ dân Tân Hội quay lại đầu tư phát triển vườn tiêu. Những vườn tiêu đang xanh lại trên đất Tân Hội và mở ra triển vọng mới cho người nông dân nơi đây.

Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa đã được phổ biến để giúp bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, được đề nghị UBND tỉnh tặng thưởng bằng khen.

Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra (trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh và 05 trại giống cấp huyện), ngoài ra còn có khoảng 2.000 hộ ương giống. Hằng năm cung cấp hơn 2 tỷ con cá tra giống, khiến Đồng Tháp trở thành một trong những địa điểm cung cấp giống cá tra hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng diện tích mặt nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của toàn TP là hơn 30.800ha, chưa kể mặt nước của các con sông. Thực hiện Chương trình phát triển NTTS, hàng năm, TP đầu tư từ 15 - 20 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển vùng NTTS tập trung, đảm bảo môi trường, dịch bệnh và ATTP như xây dựng hạ tầng, cung cấp thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học. Đến nay, toàn TP có trên 200 vùng nuôi có quy mô diện tích từ 30 - 200ha và hàng ngàn trang trại NTTS.