Thanh Hóa Bắt Giữ 3 Tàu Đánh Bắt Cá Trái Phép

Các tàu đang dùng khí sục đáy biển để khai thác các loài hải sản tầng đáy ở vùng biển ven bờ huyện Quảng Xương.
Chiều 27/3, ông Lê Đức Giang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa cho biết, Chi cục vừa phối hợp với Bộ đội Biên phòng Hải đội 2, Thanh tra Sở NN-PTNT bắt giữ 3 tàu đánh bắt cá trái phép trên vùng biển Thanh Hóa.
Theo ông Giang, ngày 26/3 đơn vị nhận được tin báo từ ngư dân huyện Quảng Xương có trường hợp tàu lạ khai thác bằng nghề lạ ở vùng ven bờ biển Thanh Hóa nên Chi cục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra.
Kết quả, phát hiện 3 tàu cá mang số hiệu NA-93646-TS, công suất 90CV, do Nguyễn Văn Ước làm chủ tàu; TH130TS, công suất 80CV do Nguyễn Đức Anh đứng chủ và tàu NA 4010 TS, công suất 45CV, do Trần Văn Pháp (đều trú huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An) làm chủ tàu, đang dùng khí sục đáy biển để khai thác các loài hải sản tầng đáy ở vùng biển ven bờ huyện Quảng Xương.
"Chúng tôi đã lai dắt 3 tàu trên vào cảng Lạch Hới (thị xã Sầm Sơn) bàn giao cho thanh tra Sở xử lý", ông Giang nói.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp.

Theo anh Trung thì trước đây, do diện tích lớn nên nhu cầu giống hoa cho mỗi vụ trồng rất nhiều, cứ mỗi lần vào vụ lại xuất hiện tình trạng khan hiếm giống. Gia đình phải tất bật liên hệ, tìm kiếm nguồn cung khắp nơi và mua giống với giá cao. Cũng vì thế nên giống hoa nhiều lúc không đảm bảo chất lượng, cây trồng kém phát triển, củ không nảy mầm tốt. Gia đình luôn rơi vào tình thế bị động trong việc tìm nguồn giống…

Ngày 26/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Đắk Song tổ chức hội thảo đầu bờ, đánh giá mô hình trình diễn sản xuất rau cải bẹ xanh an toàn tại hộ bà Trần Thị Thu ở thôn 8, xã Thuận Hà với quy mô 1.000 m2.

Những ngày này, người dân thôn Ngọc Kinh Đông (Đại Hồng, Đại Lộc) đứng ngồi không yên bởi hàng chục héc ta hoa màu ven sông có nguy cơ héo rũ. Nắng hè rát bỏng, nguồn nước khô kiệt đã khiến những cánh đồng bắp, đậu xanh, ớt, dưa… ven sông héo rũ, còi cọc vì thiếu nước. Thăm đồng khi đã xế chiều, ông Trần Ngọc Bích ngao ngán: “Hai sào ruộng đã bỏ hoang, nay tới cả 2 sào màu của gia đình cũng bị chết héo.

Khí hậu huyện Ia Grai được chia ra làm 2 vùng khá rõ rệt. Các xã phía Đông có độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, phù hợp với cây cà phê. Vùng phía Tây thấp hơn, nhiệt độ nóng hơn, phù hợp với cây cao su và điều. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây công nghiệp đã góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện biên giới này.