Thành Công Từ Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm

Mô hình nuôi sò huyết luân canh trong vuông tôm được ông Lâm Văn Liêm, ấp Công Điền, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) áp dụng thành công. Từ mô hình này, nhiều hộ dân tham quan học hỏi và áp dụng.
Qua chuyến tham quan mô hình nuôi sò huyết tại tỉnh Bạc Liêu, ông Liêm thả thí điểm với số lượng 8 kg sò giống, loại 560 con/kg, giá 50.000 đồng/kg. Sau 6 tháng nuôi, ông thu nhập trên 8 triệu đồng. Thấy hiệu quả, ông thả tăng số lượng sò giống lên 170 kg, loại 2.500 con/kg, giá 180.000 đồng/kg, tổng số tiền giống trên 30 triệu đồng.
Do sò mau lớn nên mới 5 tháng thả nuôi, ông thu tỉa bán được trên 8 triệu đồng, sò đạt trọng lượng 70 con/kg. Sau 6 tháng nuôi, ông thu hoạch dứt điểm được hơn 1 tấn sò thương phẩm, mang về thu nhập trên 70 triệu đồng.
Cũng theo ông Liêm, sò thích hợp với mọi điều kiện tại địa phương như về độ mặn, mưa nắng... nhưng bên cạnh đó cần phải làm rong trên mặt trảng và kinh để tạo bề mặt thông thoáng cho sò sinh trưởng và phát triển nhanh.
Đặc biệt, trong quá trình nuôi, không nên thuốc cá trong vuông tôm vì sẽ làm sò chết. Hiện ông thả nối 100 kg sò giống được hơn 3 tháng, hứa hẹn trong năm 2013 ông thu về trên 100 triệu đồng.
Sò sau khi thu hoạch, ông bán tại chợ Cái Keo với giá bình quân 70.000 đồng/kg. Trước hiệu quả trên, hiện nay có trên 14 hộ dân trong ấp đến nhờ ông đặt mua con giống chuẩn bị thả nuôi theo mô hình này. Không những thu nhập cao từ sò huyết, ông còn 1,4 ha nuôi tôm quảng canh truyền thống cho thu nhập mỗi năm trên 80 triệu đồng.
Ông Trần Văn Ninh, Bí thư Chi bộ ấp Công Điền, xã Tân Trung, nhận định, trước hiệu quả mô hình nuôi sò huyết của ông Liêm, ấp đang làm hồ sơ thành lập tổ hợp tác nuôi sò huyết để người dân có điều kiện nhân rộng mô hình này.
Ngoài thành công trên mô hình nuôi sò huyết, nuôi tôm, ông Liêm còn nuôi cua, trồng cây ăn trái, tăng thu nhập kinh tế cho gia đình. Là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp, ông Liêm luôn gương mẫu đi đầu trong các mô hình sản xuất, ông được huyện và tỉnh tặng danh hiệu nông dân điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi.
Có thể bạn quan tâm

Sau lũ, những “vựa sắn” trong thời kỳ thu hoạch của người dân vùng trũng thấp Bắc Trà My (Quảng Nam) bị úng thối, gây thiệt hại đáng kể giá trị sản phẩm.

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, bà con nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã cấy lấp hơn 24.500 ha, đạt trên 95% kế hoạch năm. Trong đó, lúa cấy trên 20.000 ha, còn lại là lúa sạ, tập trung ở các xã: Thới Bình, Biển Bạch Đông, Biển Bạch và Hồ Thị Kỷ.

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.

Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Người dân vùng đồng bằng tranh thủ khai thác thủy sản đang vào độ “chạy” nhất với đủ mọi hình thức và dỡ chà là một trong những phương pháp thủ công độc đáo còn được áp dụng.