Thành Công Từ Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm

Mô hình nuôi sò huyết luân canh trong vuông tôm được ông Lâm Văn Liêm, ấp Công Điền, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) áp dụng thành công. Từ mô hình này, nhiều hộ dân tham quan học hỏi và áp dụng.
Qua chuyến tham quan mô hình nuôi sò huyết tại tỉnh Bạc Liêu, ông Liêm thả thí điểm với số lượng 8 kg sò giống, loại 560 con/kg, giá 50.000 đồng/kg. Sau 6 tháng nuôi, ông thu nhập trên 8 triệu đồng. Thấy hiệu quả, ông thả tăng số lượng sò giống lên 170 kg, loại 2.500 con/kg, giá 180.000 đồng/kg, tổng số tiền giống trên 30 triệu đồng.
Do sò mau lớn nên mới 5 tháng thả nuôi, ông thu tỉa bán được trên 8 triệu đồng, sò đạt trọng lượng 70 con/kg. Sau 6 tháng nuôi, ông thu hoạch dứt điểm được hơn 1 tấn sò thương phẩm, mang về thu nhập trên 70 triệu đồng.
Cũng theo ông Liêm, sò thích hợp với mọi điều kiện tại địa phương như về độ mặn, mưa nắng... nhưng bên cạnh đó cần phải làm rong trên mặt trảng và kinh để tạo bề mặt thông thoáng cho sò sinh trưởng và phát triển nhanh.
Đặc biệt, trong quá trình nuôi, không nên thuốc cá trong vuông tôm vì sẽ làm sò chết. Hiện ông thả nối 100 kg sò giống được hơn 3 tháng, hứa hẹn trong năm 2013 ông thu về trên 100 triệu đồng.
Sò sau khi thu hoạch, ông bán tại chợ Cái Keo với giá bình quân 70.000 đồng/kg. Trước hiệu quả trên, hiện nay có trên 14 hộ dân trong ấp đến nhờ ông đặt mua con giống chuẩn bị thả nuôi theo mô hình này. Không những thu nhập cao từ sò huyết, ông còn 1,4 ha nuôi tôm quảng canh truyền thống cho thu nhập mỗi năm trên 80 triệu đồng.
Ông Trần Văn Ninh, Bí thư Chi bộ ấp Công Điền, xã Tân Trung, nhận định, trước hiệu quả mô hình nuôi sò huyết của ông Liêm, ấp đang làm hồ sơ thành lập tổ hợp tác nuôi sò huyết để người dân có điều kiện nhân rộng mô hình này.
Ngoài thành công trên mô hình nuôi sò huyết, nuôi tôm, ông Liêm còn nuôi cua, trồng cây ăn trái, tăng thu nhập kinh tế cho gia đình. Là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp, ông Liêm luôn gương mẫu đi đầu trong các mô hình sản xuất, ông được huyện và tỉnh tặng danh hiệu nông dân điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2003, Công ty đã triển khai ứng dụng công nghệ cao vào trồng dược liệu bền vững sinh học trên diện tích 6 ha tại xã Đắk Sin (Đắk R’lấp). Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu và triển khai trồng thí điểm, khảo nghiệm, đến nay nhiều loại cây đã cho kết quả khả quan.

Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bằng những cách thức tuyên truyền sâu rộng, nhiều nông dân ở xã Nam Xuân (Krông Nô) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa những giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao vào sản xuất, nuôi trồng.

Từ mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ nâng lên cơ sở sản xuất và chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Chế biến bột cá Thành Bình (ấp Đôi Ma, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông) liên tục được bình chọn là Doanh nghiệp Tiền Giang tiêu biểu trong những năm gần đây.

Theo Sở Công thương, UBND tỉnh đã quyết định và công nhận 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2014

Nghe tiếng xe máy, một người đàn ông dong dỏng cao bước ra khỏi lều bạt. Đó là ông Tân Hữu Đức, chủ của những thùng ong. Ông Đức năm nay 52 tuổi, nhưng có đến 30 năm theo nghề nuôi ong. Ông Đức bảo đã gắn bó với con ong từ rất sớm. Học xong lớp 12, ông không đi học nghề, mà rong ruổi theo đàn ong cùng ba mình.