Thành Công Từ Nhân Giống Chồn Mướp

Từng nổi tiếng với mô hình nuôi heo rừng lai, giờ đây anh Nguyễn Tuấn Kiệt, ở ấp 20, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau), còn phát triển thêm mô hình nuôi chồn mướp (cầy hương), không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra triển vọng cho sự bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này.
Sau khi tìm hiểu tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn mướp trên các kênh thông tin đại chúng, anh Nguyễn Tuấn Kiệt nhận thấy loài động vật này rất dễ nuôi nên anh quyết định đến tham quan một trang trại nuôi chồn ở tỉnh Bạc Liêu.
Đến đây, anh mua về 6 con chồn bố mẹ, với nguồn vốn ban đầu là 24 triệu đồng. Sau khoảng thời gian chưa đầy 15 tháng nuôi, anh nhân giống được 40 chồn con (mỗi con chồn mẹ 1 năm có thể sinh sản được 2 lứa, mỗi lứa từ 4-5 chồn con).
Giá chồn mướp 60 ngày tuổi trên thị trường hiện khoảng 2,5 triệu đồng/con, theo tính toán, trừ chi phí, 1 con chồn sinh sản anh thu lợi hơn 11 triệu đồng/năm. Hiện nay, số lượng chồn của gia đình anh Kiệt trị giá lên đến cả 100 triệu đồng.
Theo anh Kiệt, nuôi chồn khá đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc và chi phí. Thức ăn của chồn chủ yếu là chuối chín, nếu không có chuối thì có thể cho ăn cháo cá. Anh cho biết, bình quân 10 con chồn mỗi ngày ăn 300 g gạo và 1 kg cá phi, tương đương 1.000 đồng/con/ngày.
Bên cạnh việc phát triển mô hình nuôi chồn mướp, những năm qua mô hình nuôi heo rừng lai của anh cũng đem lại thu nhập khá lý tưởng. Ngoài việc cung ứng con giống cho người chăn nuôi trong và ngoài huyện (mỗi năm xuất chuồng khoảng 200 heo giống), gia đình anh cũng là địa chỉ cung ứng nguồn thịt heo rừng lai thương phẩm mang về thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Từ một nông dân bình thường, nhưng bằng sự đam mê và nhiệt huyết của mình, giờ đây anh Nguyễn Tuấn Kiệt được biết đến như một nhà nhân giống “chân đất”.
Hiện nay, anh đang quy hoạch mở rộng mô hình nuôi chồn mướp theo hướng trang trại, bởi theo anh, đây là chủng loài quý hiếm trên thị trường, giá chồn thương phẩm cũng khá lý tưởng.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Phú Giáo (Bình Dương), tổng diện tích cây cao su bị nhiễm các loại bệnh trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2014 là 12.749 ha, trong đó có 12.698 ha cao su bị nhiễm bệnh phấn trắng với tỷ lệ bệnh là 15 - 75%.

Từ góc độ khoa học trên, liên hệ với thực tế SX ngô trong các vụ xuân và HT ở các tỉnh phía Bắc nước ta có thể xác định ra 3 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ngô không hạt.

Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục tăng nhanh, và xu hướng tăng này đã bắt đầu từ vài hôm trước. Nhiều dự báo cho rằng khả năng lượng gạo xuất khẩu năm nay sẽ bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt với khối lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký nhưng chưa giao còn hơn 2 triệu tấn.

Anh Đỗ Thanh Bình ở ấp Bố Lá, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) nhiều năm liền là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã. Nhờ thực hiện mô hình trồng rau an toàn (RAT), gia đình anh Bình đã vươn lên khá giả.

Với gần 4 ngàn hécta, mía là một trong những cây trồng có diện tích lớn của Đồng Nai. Nhưng vài năm trở lại đây, nông dân kém mặn mà với cây mía vì hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi nông dân loay hoay với bài toán tìm cây trồng hiệu quả hơn, thì các nhà máy chế biến đường lại lo vì thiếu nguyên liệu sản xuất.