Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Công Từ Nhân Giống Chồn Mướp

Thành Công Từ Nhân Giống Chồn Mướp
Ngày đăng: 20/07/2013

Từng nổi tiếng với mô hình nuôi heo rừng lai, giờ đây anh Nguyễn Tuấn Kiệt, ở ấp 20, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau), còn phát triển thêm mô hình nuôi chồn mướp (cầy hương), không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra triển vọng cho sự bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Sau khi tìm hiểu tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn mướp trên các kênh thông tin đại chúng, anh Nguyễn Tuấn Kiệt nhận thấy loài động vật này rất dễ nuôi nên anh quyết định đến tham quan một trang trại nuôi chồn ở tỉnh Bạc Liêu.

Đến đây, anh mua về 6 con chồn bố mẹ, với nguồn vốn ban đầu là 24 triệu đồng. Sau khoảng thời gian chưa đầy 15 tháng nuôi, anh nhân giống được 40 chồn con (mỗi con chồn mẹ 1 năm có thể sinh sản được 2 lứa, mỗi lứa từ 4-5 chồn con).

Giá chồn mướp 60 ngày tuổi trên thị trường hiện khoảng 2,5 triệu đồng/con, theo tính toán, trừ chi phí, 1 con chồn sinh sản anh thu lợi hơn 11 triệu đồng/năm. Hiện nay, số lượng chồn của gia đình anh Kiệt trị giá lên đến cả 100 triệu đồng.

Theo anh Kiệt, nuôi chồn khá đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc và chi phí. Thức ăn của chồn chủ yếu là chuối chín, nếu không có chuối thì có thể cho ăn cháo cá. Anh cho biết, bình quân 10 con chồn mỗi ngày ăn 300 g gạo và 1 kg cá phi, tương đương 1.000 đồng/con/ngày.

Bên cạnh việc phát triển mô hình nuôi chồn mướp, những năm qua mô hình nuôi heo rừng lai của anh cũng đem lại thu nhập khá lý tưởng. Ngoài việc cung ứng con giống cho người chăn nuôi trong và ngoài huyện (mỗi năm xuất chuồng khoảng 200 heo giống), gia đình anh cũng là địa chỉ cung ứng nguồn thịt heo rừng lai thương phẩm mang về thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.

Từ một nông dân bình thường, nhưng bằng sự đam mê và nhiệt huyết của mình, giờ đây anh Nguyễn Tuấn Kiệt được biết đến như một nhà nhân giống “chân đất”.

Hiện nay, anh đang quy hoạch mở rộng mô hình nuôi chồn mướp theo hướng trang trại, bởi theo anh, đây là chủng loài quý hiếm trên thị trường, giá chồn thương phẩm cũng khá lý tưởng.


Có thể bạn quan tâm

Thương lái Trung Quốc lại săn lùng hạt ươi Thương lái Trung Quốc lại săn lùng hạt ươi

Thời gian gần đây tại một số huyện của tỉnh Kon Tum, thương lái người Trung Quốc lại tìm đến thu mua hạt ươi.

19/05/2015
Tiêu thụ sắn trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng mạnh Tiêu thụ sắn trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng mạnh

Đây là nhận định của ông Võ Thành Đô – Phó Cục trưởng Cục chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN & PTNT) tại Hội nghị phát triển sắn bền vững vừa được diễn ra chiều 18/5 tại Hà Nội.

19/05/2015
Xuất khẩu ớt sang Nhật Bản Xuất khẩu ớt sang Nhật Bản

Với trang trại rộng 11ha, ông Lê Văn Cường chỉ trồng các loại rau, quả theo đơn đặt hàng và xuất sang Nhật Bản mỗi năm từ 600 đến 800 tấn ớt ngọt cấp đông.

19/05/2015
Tăng cường NK phân bón cho vụ hè thu Tăng cường NK phân bón cho vụ hè thu

Lượng phân bón NK giúp cung cấp cho bà con trọn bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ chất lượng cao, đáp ứng đồng bộ nhu cầu dinh dưỡng theo từng thời kỳ phát triển của các loại cây trồng.

19/05/2015
Hapro cam kết bao tiêu 5.000 tấn vải tươi Hapro cam kết bao tiêu 5.000 tấn vải tươi

Khoảng 5.000 tấn quả vải tươi sẽ được TCty Thương mại Hà Nội (Hapro) cam kết bao tiêu với giá cao hơn giá thị trường trong vụ vải 2015.

19/05/2015