Thành công từ mô hình trồng dừa xiêm xen cam xoàn ở Khánh Vĩnh
Anh Đoàn Văn Hùng là một trong số những thanh niên tiêu biểu cho phong trào lập thân lập nghiệp của huyện Khánh Vĩnh.
Tuy còn rất trẻ tuổi nhưng anh đã tạo dựng được cho mình một cơ sở kinh tế khá vững chắc với mô hình trồng dừa xiêm lùn xen cam xoàn.
Đồng thời, anh đã tạo được việc làm cho nhiều thanh niên trên địa bàn xã.
Được tỉnh Đoàn Khánh Hòa giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình anh Đoàn Văn Hùng ở xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh vào một ngày cuối tháng 10.
Trước mắt chúng tôi là 1,5 hecta với 600 gốc dừa xiêm lùn trồng xen hơn 1.000 gốc cam xoàn đang trong mùa thu hoạch.
Được biết, anh Hùng là người đầu tiên mang giống cây cam xoàn trồng trên mảnh đất quanh năm chỉ trồng ngô và khoai mì này.
Lúc đầu mới làm, người dân địa phương cũng như bạn bè, người thân không tin tưởng vào sự thành công của giống cây mới.
Nhưng anh không nản chí, vừa làm vừa học hỏi, đúc rút kinh nghiệm.
Và công lao của anh đã được đền đáp xứng đáng.
Sau 5 năm đưa vào trồng, dưới bàn tay vun xới chăm sóc của anh, những trái cam ngọt, dừa mát lần lượt được cung ứng ra thị trường.
Ông Nguyễn Văn Ngọc – Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh cho biết vùng cam xoàn của anh Hùng là đầu tiên trên đất Khánh Vĩnh.
Qua thử nghiệm các vườn cam ông thấy rất hiệu quả.
Cây cam dòng cây ăn quả rất kén, mưa và nắng đều không chịu mà phải có bóng râm.
Khi gặp bóng nắng thì cây cam bị nám trái nên họ phải xen canh với cây dừa.
Theo anh Đoàn Văn Hùng, dừa anh lấy giống và trồng theo mô hình của Bến Tre là 6 thước, bờ 5 thước, mương 1 thước làm cho rõ phèn, thoát nước được nhanh.
Đất đai ở đây là vùng núi, vùng cao nhưng vẫn có nước, trồng cây ăn trái chủ yếu là phải có nước.
Vườn dừa xen cam của gia đình anh Hùng mỗi năm cho thu hoạch khoảng 25 tấn cam và hàng trăm buồng dừa.
Trừ hết mọi chi phí, anh thu về khoảng 700 - 800 triệu/năm.
Nhận thấy giá trị lợi nhuận kinh tế đem lại khá cao, anh đã chủ động tìm tòi mua thêm cây giống cũng như tự ươm cây để hỗ trợ cho đoàn viên thanh niên, người dân trong xã nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đi mới để nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay, trên địa bàn xã có khoảng 10 hộ gia đình đang phát triển kinh tế theo mô hình dừa xen cam với trên 1.000 gốc mỗi hộ.
Chị Lương Thị Thu Hằng – Bí thư xã Đoàn Khánh Đông, Huyện Khánh Vĩnh cho biết lúc trước, đất ở đây rất xấu, không phù hợp với trồng bất cứ loại cây nào.
Từ khi gia đình anh Hùng triển khai mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.
Từ đó, một số thanh niên trong xã cũng như một số hộ nông dân, phụ nữ cũng đến đây tham quan và thấy được hiệu quả kinh tế, họ đã về đầu tư trồng làm vườn.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, Đoàn Văn Hùng còn là một thanh niên năng động, nhiệt tình làm tốt công tác tập hợp, phát huy sức mạnh đoàn kết trong thanh niên nông thôn.
Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, đến nay, đoàn viên Đoàn Văn Hùng đã trở thành ông chủ của một vườn cây ăn nên làm ra.
Anh xứng đáng là tấm gương tiêu biểu trong phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp để các bạn trẻ noi theo.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) thả nuôi 750ha thủy sản, trong đó 430ha cá ruộng. Hầu hết diện tích thả nuôi đều trúng mùa, được giá. Nhưng vui nhất là những hộ nuôi tôm càng xanh toàn đực và nuôi ghép các loại cá “đen” trên ruộng lúa. Đây là mô hình mới ở tỉnh Hậu Giang sẽ được nhân rộng theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Tháng 7-2013, anh Đặng Văn Phụng ở ấp Rạch Gừa - xã Phú Long (Bình Đại - Bến Tre) được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chọn làm thí điểm thực hiện mô hình nuôi ếch trong vèo kết hợp với nuôi cá trê và cá điêu hồng dưới ao.

UBND huyện Long Mỹ (Hậu Giang) vừa tổ chức Lễ khởi công dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1 tại ấp 9, xã Thuận Hưng. Ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đến dự và thực hiện nghi thức động thổ dự án.

Lực lượng chức năng huyện Núi Thành (Quảng Nam) vừa tổ chức đợt kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 23 hộ với 26 ao nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép trên địa bàn xã Tam Tiến.

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Hồng Phong (64 tuổi - xã Giao Thạnh - Thạnh Phú - Bến Tre). Ông Phong đã nhiều năm điêu đứng vì nghề nuôi tôm sú thâm canh, và nay đang hy vọng vào con tôm thẻ chân trắng.