Hành Lá Bình Tân Đạt Chứng Nhận VietGAP

Sau hơn 6 tháng ứng dụng quy trình sản xuất hành lá theo tiêu chuẩn VietGAP, sáng 27/11/2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long phối hợp Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 trao giấy chứng nhận VietGAP (ảnh) cho 10 nông dân của Hợp tác xã Rau - củ quả Tân Bình (ấp Tân Thới, xã Tân Bình, Bình Tân, Vĩnh Long), với tổng diện tích 5ha. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 86 triệu đồng, thời hạn 2 năm.
Để được cấp chứng nhận, hợp tác xã này phải đáp ứng được 49/50 tiêu chí theo VietGAP. Đây là sản phẩm hành lá đầu tiên trên địa bàn Vĩnh Long được công nhận đạt chuẩn VietGAP.
Ông Nguyễn Cao Miên - Chủ nhiệm Hợp tác xã Rau - củ quả Tân Bình cho biết, cái hay của mô hình là có thể chiết tính được chi phí sản xuất thông qua việc ghi chép sổ tay, bón phân, thuốc hóa học đúng quy trình… nên giảm đáng kể chi phí so sản xuất ngoài mô hình.
Hiện Công ty Nam Phương bao tiêu đầu ra cho hành lá đạt chứng nhận VietGAP với giá cao hơn thị trường từ 300 - 500 đ/kg.
Nguồn bài viết: http://www.baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=103766
Có thể bạn quan tâm

Ngày 14-8-2012, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản đã tổ chức lớp tập huấn về nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bền vững theo quy phạm thực hành nuôi tốt và quy tắc nuôi có trách nhiệm cho hơn 100 hộ nuôi là xã viên HTX nuôi trồng thuỷ sản Giao Phong (Nam Định) và các chủ đầm nuôi lân cận.

Tin từ Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh cho biết, bệnh phấn trắng đã khiến Công ty thiệt hại hơn 35 tỷ đồng.

Bất ngờ giá dưa hấu lại quay đầu giảm mạnh sau khi tăng lên mức giá kỷ lục 10.000 – 12.000 đồng/kg vào thời điểm đầu vụ thu hoạch. Điều này khiến không ít hộ trồng dưa rơi vào cảnh lỗ nặng, đặc biệt là đối với những hộ có dưa thu hoạch trùng vào thời điểm mưa xuất hiện nhiều như thời gian qua.

Để đạt yêu cầu rau sạch, điều quan trọng là phải bón phân đúng cách và hợp lý. Việc bón phân hợp lý sẽ làm tăng năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế theo đó cũng tăng lên.

Tận dụng “đồ bỏ” như chuồng heo cũ, tấm ván mục, lá dừa nước, miểng dừa, rế nồi, xô nước, khạp da bò, nắp chai cũ… để phát triển nghề nuôi dế ta, cô Thái Kim Hoa (Phường 3 - TP Vĩnh Long) có thêm “đồng ra, đồng vô” trang trải trong gia đình.