Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Lươn

Mới 23 tuổi nhưng Nguyễn Ngọc Phú đã là chủ một trang trại nuôi lươn tại huyện Củ Chi, TP.HCM với lợi nhuận hơn 12 triệu đồng mỗi tháng. Ðây là mô hình nuôi lươn trong bể xi măng lần đầu được thử nghiệm thành công tại huyện Củ Chi.
Sau nhiều lần thất bại với mô hình nuôi ếch, Phú lân la khắp các tỉnh ĐBSCL để tìm một mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế, diện tích đất không nhiều (350 m2) và anh đã chọn mô hình nuôi lươn để thử nghiệm.
Năm 2011, Phú vay 60 triệu đồng từ nguồn vốn của quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (Hội LHTN TP.HCM). Tiền vay cùng số vốn của gia đình Phú đầu tư xây dựng hệ thống bể xi măng, mua lươn giống về nuôi. Ban đầu anh chỉ nuôi một ít để rút kinh nghiệm, sau thấy khả quan nên mạnh dạn đầu tư lớn hơn.
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi lươn, Phú nói: “Dễ lắm, ai cũng có thể nuôi được cả, thả nuôi 50 con giống cho 1 m2 trong hồ là vừa vặn. Lươn sợ ánh sáng nên ta có thể dùng gạch, bèo, tre hay rơm để làm nơi trú ẩn cho chúng. Mỗi ngày chỉ cho lươn ăn một lần là đủ. Thức ăn của lươn là cá, cua, ốc bươu vàng nấu chín xay nhuyễn trộn với men vi sinh. Mỗi tuần thay nước một lần. Sau gần 4 tháng từ khi thả con giống là mình có thể thu hoạch để bán cho thương lái được rồi”.
Phú mong ước: “Hiện diện tích đất của gia đình còn hơn 200 m2. Nếu được Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp “tiếp sức” thêm thì mình sẽ xây dựng thêm hồ để phát triển trang trai nuôi lươn quy mô hơn. Và mình tin rằng lợi nhuận mỗi tháng thu về sẽ còn cao hơn hiện tại rất nhiều”.
Không chỉ biết làm giàu cho bản thân, Phú còn phối hợp Hội LHTN huyện Củ Chi triển khai, nhân rộng mô hình này đến với các bạn trẻ. “Mình sẵn sàng hỗ trợ cách chọn con giống và kỹ thuật nuôi lươn cho những bạn trẻ khó khăn nhưng có ý chí vươn lên trong cuộc sống”, Phú cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phan cho biết, một lần tình cờ lên mạng ông đọc được thông tin có nông dân ở Mỹ trồng được những quả bí ngô khổng lồ mà từ trước đến nay ông chưa bao giờ thấy. Ông tìm cách liên lạc với những người bạn đang sinh sống bên Mỹ nhờ mua bằng được giống bí ngô này đem về Đà Lạt trồng thử

Trước sức ép về đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp đã làm diện tích đất lúa ngày càng bị thu hẹp. Vậy làm gì để giữ ổn định đất trồng lúa? Phóng viên báo Nông Nghiệp Việt Nam đã ghi nhận ý kiến của lãnh đạo ngành nông nghiệp một số địa phương về vấn đề này.

Cuộc họp lần thứ 7 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng đã vạch ra năm giải pháp chủ yếu được thực hiện trong khoảng thời gian 2012-12 để đảm bảo hiệu quả xuất khẩu gạo như nâng cao chất lượng gạo, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh, kết nối sản xuất và tiêu thụ, đảm bảo quản lý

Trong vòng 2 tuần, ông Nguyễn Văn Luyến, ngư dân phường Trần Phú, TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) liên tục bắt được 6 con cá mập, mỗi con nặng trên 20 kg, thuộc vùng biển Quy Nhơn

Hiện giá nhiều loại lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tại ĐBSCL tăng 100 - 200 đồng/kg so với tháng trước.