Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lai Xa Dòng Israel

Năm 2013, Trạm Khuyến nông thành phố Vinh (Nghệ An) đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá rô phi lai xa dòng Israel.
Mô hình có diện tích 0,3 ha, mật độ thả 3 con/m2 do hộ ông Đinh Quang Hùng ở xã Hưng Lộc - Tp Vinh thực hiện. Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 40% con giống, 40 % thức ăn.
Sau 7 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 500 – 600 g/con, tỷ lệ sống đạt 80%, năng suất đạt 12 tấn/ha. Với giá bán tại thời điểm thu hoạch là 35.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mô hình thu lãi ròng 36 triệu đồng.
Đạt được kết quả như vậy là do hộ tham gia mô hình đã đầu tư chăm sóc tốt, thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các khâu trong qui trình kỹ thuật đề ra và được sự tận tình hướng dẫn giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật. Trong suốt quá trình nuôi, cá sinh trưởng và phát triển nhanh, kích cỡ tương đối đồng đều.
Chất lượng cá thương phẩm tốt như thịt săn chắc, thơm ngon, ít xương và là đối tượng dễ nuôi, phù hợp với điều kiện nhiều địa phương được nông dân đón nhận nhiệt tình.Thời gian nuôi ngắn tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh. Đặc biệt là trong suốt quá trình thực hiện mô hình không gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, Trạm khuyến nông TP Vinh đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho hộ tham gia và các hộ nuôi cá ngoài mô hình. Nội dung tập huấn cụ thể là: Đặc điểm sinh học cá rô phi; Quy trình kỹ thuật nuôi rô phi đảm bảo ATVSTP;
Kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm của sản phẩm nuôi. Qua tập huấn các học viên của lớp, trong đó có hộ tham gia mô hình đã tiếp thu, nắm được các bước, các biện pháp kỹ thuật trong quy trình nuôi cá rô phi lai xa dòng Israel.
Buổi tập huấn là dịp, là cơ hội để các hộ nuôi cá các xã được học tập kiến thức mới, chia sẻ kinh nghiệm thực tế và trao đổi giải đáp các thắc mắc, các tình huống hay gặp phải trong quá trình nuôi với cán bộ kỹ thuật, với các hộ nuôi khác. Các hộ tham gia mô hình tiếp thu được những kiến thức cơ bản về nuôi cá yên tâm đầu tư và thực hiện mô hình.
Mô hình là nơi tham quan và học hỏi kinh nghiệm cho bà con nuôi thủy sản trên địa bàn xã và các xã lân cận. Đây là mô hình nuôi thủy sản đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đã mở ra cho TP Vinh một tiềm năng khá hiệu quả. Trong những năm tiếp mô hình này sẽ được nhân rộng cho các hộ nông dân trên địa bàn toàn TP để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giúp người dân xoá đói giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Trước thực trạng diễn ra của bệnh tôm, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (viết tắt EMS hoặc AHPNS) chưa xác định tác nhân gây ra, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất người nuôi triển khai nuôi tôm theo mô hình mới. Gọi là mới vì mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác hẳn cách nuôi truyền thống và tuy chỉ là bước khởi động nhưng cho thấy dấu hiệu ban đầu đã kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế 100% hiện tượng tôm chết trong tháng đầu do hội chứng EMS.

Giá tôm trên thị trường hiện nay tại ở các tỉnh ĐBSCL đang ở mức khá cao. Tôm sú 30 con/kg, giá bán từ 190.000 – 195.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, 85.000 - 90.000 đồng/kg, tăng hơn 10% so với cùng kỳ.

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

Hiện nay, người nuôi cá tra ở ĐBSCL lâm vào cảnh điêu đứng, gian nan. Đã có người treo ao, bán đất vì làm ăn thua lỗ, nợ nần bủa vây. Một số người cố gắng duy trì nuôi cá theo hình thức gia công cho DN để trả nợ ngân hàng. Họ chờ đợi, và cầm cự. Trước mắt người nuôi cá mong muốn ngân hàng sớm vào cuộc giải cứu...

Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.