Thành Công Nhờ Chuyển Giao Kỹ Thuật Cho Nông Dân

Ông Đặng Đình Thông, xóm 1, xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, nhờ giống ngô mới mà 5 sào ngô gia đình ông thu được hơn 20 triệu đồng, trừ chi phí giống, vật tư, công lao động còn lãi 12 triệu đồng.
Đây là thành công của chương trình “Điểm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Dekalb”. Chương trình nhằm giúp hàng nghìn nông dân được tiếp cận với các giống ngô năng suất cao, phù hợp với địa phương và các kỹ thuật canh tác ngô tiên tiến trên thế giới. Bộ giống ngô như DK6919 và DK6818 đã giúp năng suất ngô Nghệ An tăng đáng kể.
Ông Nguyễn Đình Mạnh Chiến, Tổng Giám đốc Cty Dekalb Việt Nam chia sẻ: “Năm 2013, Việt Nam bỏ ra hơn 3 tỷ đô la Mỹ nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong đó chủ yếu là ngô và đậu tương. Năng suất ngô bình quân Việt Nam ở mức thấp, chỉ đạt 80% năng suất ngô trung bình thế giới và 42% so với Mỹ.
Để giải quyết vấn đề này, không gì thiết thực hơn là bắt đầu từ chính mỗi nông dân, mỗi cánh đồng ngô tại các địa phương. Khi năng suất được cải thiện, bà con sẽ có thêm thu nhập, còn đất nước sẽ giảm được gánh nặng nhập siêu”.
Có thể bạn quan tâm

Theo thời gian, thương hiệu "Nếp bè Chợ Gạo" đang dần mai một, có nguy cơ đánh mất thương hiệu sau bao công sức gây dựng.

Có tên gọi như vậy bởi vì loại cây này không cần đất, chỉ treo lơ lửng trên không cây vẫn sống. Cây chỉ cần phun nước mà vẫn phát triển tươi tốt như trồng dưới đất và có bộ rễ xanh um. Mỗi năm cây ra hoa từ 1-2 lần và cây này giúp làm cho không khí trong lành.

Ngày 04/9/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020. Theo đó, đối tượng áp dụng gồm các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp (sau đây gọi là hộ chăn nuôi); người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.

Dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1234 ngày 23 tháng 6 năm 2014, theo quy hoạch, đến năm 2015, diện tích nuôi tôm chân trắng của tỉnh đạt 4.390 ha, đến năm 2020 đạt 7.820 ha và đến năm 2030 đạt 8.300 ha. Sản lượng đến năm 2015 đạt 41.340 tấn, đến năm 2020 đạt 75.750 tấn và đến năm 2030 đạt 80.520 tấn.

Nhằm mục tiêu phát triển thế mạnh các loại hình sản xuất, đặc biệt là kinh tế thủy sản một cách bền vững, huyện Bình Đại được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung tại 3 xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị và Thạnh Phước với diện tích khoảng 1.500 ha.