Thành Công Nhờ Chuyển Giao Kỹ Thuật Cho Nông Dân

Ông Đặng Đình Thông, xóm 1, xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, nhờ giống ngô mới mà 5 sào ngô gia đình ông thu được hơn 20 triệu đồng, trừ chi phí giống, vật tư, công lao động còn lãi 12 triệu đồng.
Đây là thành công của chương trình “Điểm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Dekalb”. Chương trình nhằm giúp hàng nghìn nông dân được tiếp cận với các giống ngô năng suất cao, phù hợp với địa phương và các kỹ thuật canh tác ngô tiên tiến trên thế giới. Bộ giống ngô như DK6919 và DK6818 đã giúp năng suất ngô Nghệ An tăng đáng kể.
Ông Nguyễn Đình Mạnh Chiến, Tổng Giám đốc Cty Dekalb Việt Nam chia sẻ: “Năm 2013, Việt Nam bỏ ra hơn 3 tỷ đô la Mỹ nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong đó chủ yếu là ngô và đậu tương. Năng suất ngô bình quân Việt Nam ở mức thấp, chỉ đạt 80% năng suất ngô trung bình thế giới và 42% so với Mỹ.
Để giải quyết vấn đề này, không gì thiết thực hơn là bắt đầu từ chính mỗi nông dân, mỗi cánh đồng ngô tại các địa phương. Khi năng suất được cải thiện, bà con sẽ có thêm thu nhập, còn đất nước sẽ giảm được gánh nặng nhập siêu”.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nông dân ở Đắc Lắc đang bước vào vụ thu hoạch bơ nên các hoạt động mua bán bơ diễn ra tấp nập tại các địa phương trong tỉnh. Năm nay, bơ được mùa lại được giá nên người trồng bơ hết sức phấn khởi.

Ngày 30/6/2015, Trung tâm chất lượng nông, lâm, thủy sản vùng 1 đã có kết quả phân tích chất lượng an toàn thực phẩm đối với các mẫu dưa được lấy tại một số hộ dân thôn Nà Hai, xã Quảng Khê (Ba Bể - Bắc Kạn) do Sở NN và PTNT thôn gửi đi đề nghị xét nghiệm.

Một số nhà vườn ở huyện Định Quán (Đồng Nai) đã đưa vào trồng thử giống mãng cầu ta không hạt và hiện đã cho trái. Mãng cầu ta không hạt hiện được thị trường khá ưa chuộng vì mùi vị ngọt thanh, thịt trắng dai, không có hạt.

Dù công chăm sóc khó nhọc hơn những loại cây khác nhưng trồng nhiều loại cây ăn trái trên cùng đơn vị diện tích đã mang lại hiệu quả cao cho không ít gia đình. Ở xã Bình Sơn (Bù Gia Mập - Bình Phước) vườn cây ăn trái của gia đình anh Nguyễn Hồng Phương ở thôn Phú Châu cho lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác, Trạm Khuyến nông huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) phối hợp với xã Xuân Trường đưa vào trồng thử nghiệm 2 ha cây chùm ngây xen cam tại cánh đồng Nải Tài.