Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính

Với kinh nghiệm 15 năm về nuôi và kinh doanh cá nước ngọt, mới đây anh Trần Danh Tựa, thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã thực hiện thành công mô hình ương giống cá rô phi đơn tính, mang lại lợi nhuận khá cao...
Quy trình nuôi phải kỹ lưỡng
Đức Linh là vùng đất khá phù hợp với nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Do vậy, việc xã hội hóa công tác giống thủy sản, bắt đầu từ những đối tượng đơn giản nhất, phù hợp với nhu cầu địa phương đang là mục tiêu hướng đến của chính quyền địa phương. Đặc biệt trong năm 2013, mô hình ương giống cá rô phi đơn tính thành công sớm hơn dự định, đã phần nào chứng minh xu hướng phát triển nuôi cá nước ngọt của người dân địa phương.
Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh (KN-KN), mô hình ương giống cá rô phi đơn tính được thực hiện trên diện tích 700 m2 ao nuôi của gia đình anh Trần Danh Tựa, với sự hỗ trợ 30% chi phí thức ăn và 100% giống của trung tâm (trên 19 triệu đồng). Anh Tựa vừa là chủ trại cá giống, vừa là một trong những hộ nuôi cá nước ngọt có diện tích lớn, với 4 ha trên địa bàn xã Trà Tân. Những năm qua, anh đã luân canh nuôi thương phẩm nhiều loại cá như rô phi đầu vuông, cá lóc... Vì vậy, việc thực hiện mô hình ương giống cá rô phi đơn tính được coi là sự trải nghiệm mới trong quá trình nuôi thủy sản của gia đình.
Anh Tựa cho biết: “Quy trình thực hiện ương giống đòi hỏi tính kỹ lưỡng trong quá trình cải tạo ao nuôi và chăm sóc mới đảm bảo hiệu quả. Theo đó, khi chuẩn bị ao ương phải tát cạn nước, phơi đáy 5 ngày. Sau đó dùng vôi bột rải đều khắp đáy ao với lượng 120 kg/ 1.000m2. Tiếp tục lấy nước vào ao qua lưới lọc mịn...”.
Ở mô hình anh Tựa thực hiện, số lượng cá giống được thả là 140.000 con, với mật độ 200 con/m2. Đây là loại cá rô phi đơn tính 21 ngày tuổi, kích cỡ 10.000 con/kg. Thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp dạng bột mịn, sử dụng theo tỷ lệ phù hợp từng giai đoạn. Đến ngày 15 sau khi thả, cá con đạt từ 2 - 2,5 cm/con.
Lợi nhuận cao
Theo dự kiến, mô hình sẽ được nghiệm thu sau 2 tháng triển khai (tháng 6 - 7/2013), tuy nhiên do chăm sóc tốt, chỉ sau 1 tháng ương giống, tỷ lệ sống ước đạt khoảng 70%, cá đạt trọng lượng bình quân 4 - 5 gram/con, đạt kích cỡ xuất bán cá giống, sản lượng ước đạt 350 kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận gia đình anh Tựa thu được trên 9,7 triệu đồng/lứa.
Ngoài việc ương nuôi cá giống, anh Tựa cho biết thêm: Ưu thế nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm là do đặc điểm không sinh sản, nên giai đoạn từ khi thả giống đến lúc thu hoạch đã rút ngắn thời gian khoảng 1,5 tháng so với loại cá bình thường (chỉ 4,5 tháng/lứa thay vì 6 tháng/lứa).
Theo đó, sẽ giảm chi phí thức ăn, số lượng cá đồng đều về kích cỡ. Mặt khác, loại cá rô phi đơn tính thường ít bệnh, dễ nuôi, nên người dân có thể nhân rộng tại hộ gia đình và nâng cao hiệu quả vụ nuôi so cá rô phi thường. Hiện trại cá giống của anh Tựa đang xuất bán cá giống rô phi đơn tính cho bà con địa phương và các tỉnh lân cận với giá 120 ngàn đồng/kg (với khoảng 200 - 250 con/kg)...
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương

Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.

Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.

Trong bối cảnh hội nhập, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu nông sản đang trở nên cấp thiết.