Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Công Của Dưa Hấu Kỳ Lý

Thành Công Của Dưa Hấu Kỳ Lý
Ngày đăng: 05/06/2014

Gần 6 năm sau ngày được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học-Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Dưa hấu Kỳ Lý”, mặt hàng nông sản này đã giúp người dân Phú Ninh (Quảng Nam) luôn có những vụ mùa thành công.

Cách đây 6 năm, ông Nguyễn Trung (khối phố Tam Cẩm, thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh) cùng hàng trăn hộ dân trong vùng đã mạnh dạn chuyển hàng chục ha đất lúa sang trồng dưa hấu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rất lớn từ phía thương lái sau khi thương hiệu dưa hấu Kỳ Lý ra đời.

Vụ dưa Đông Xuân 2013-2014 vừa qua, toàn huyện trồng 491ha dưa, sản lượng đạt gần 13.890 tấn. Bình quân đạt doanh thu 180 triệu đồng/ha và tổng giá trị thu được từ dưa hấu trên toàn huyện khoảng 90 tỷ đồng.

Theo ông Đinh Long Toàn, Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Phú Ninh, việc trồng dưa ở địa phương bắt đầu từ năm 1993 và phong trào trồng dưa bắt đầu phát triển mạnh tăng cả diện tích và sản lượng từ năm 2004 đến nay.

Lúc đó sau khi thu hoạch dưa nông dân chủ yếu mang xuống bán tại ngã ba Kỳ Lý (xã Tam Đàn). Cánh tài xế xe khách, xe tải khi ghé đây mua dưa, ăn thấy ngon ngọt hơn ở những vùng khác nên tự quảng bá “ghé mua dưa hấu Kỳ Lý” khi có người hỏi.

Chính vậy, dù trồng trên nhiều xã tại Phú Ninh chứ không hẳn ở Kỳ Lý nhưng giới lái xe, thương lái vẫn quen gọi là dưa hấu Kỳ Lý. Nên khi đăng ký thương hiệu, chính quyền địa phương và người dân đều thống nhất tên gọi là "Dưa hấu Kỳ Lý" để đăng ký bảo hộ.

Theo ông Toàn, dưa hấu Kỳ Lý có những đặc điểm mà dưa hấu trồng ở các vùng khác khó sánh bằng: vỏ dày nên vận chuyển lâu ngày vẫn không bị nhăn da hay héo; màu dưa và ruột dưa không biến màu và giữ nguyên chất lượng. Đặc biệt, ruột dưa hấu Kỳ Lý màu đỏ đậm với vị ngọt đậm đà, thanh mát nên khách rất chuộng.

Nói về hướng đi cho thương hiệu nông sản nổi tiếng này, ông Đinh Long Toàn cho biết: “Từ năm 2012, UBND huyện đã triển khai thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và thực hiện sản xuất tập trung hàng hóa, trong đó có cây dưa hấu. Từ đó, các cánh đồng cho thu nhập cao chuyên sản xuất dưa hấu mang thương hiệu Kỳ Lý cũng hình thành và sản xuất ổn định. Hiện nay, vùng sản xuất dưa hấu trọng điểm của Phú Ninh vẫn tập trung ở các xã Tam Phước, Tam Thành, Tam Lộc và tạo hiệu quả cao, mở hướng đi mới cho nông dân địa phương”.

Cũng theo ông Toàn, UBND huyện đang tập trung thực hiện kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi hóa đất màu ưu tiên tiên cho vùng sản xuất tập trung, đặc biệt là các vùng trồng dưa hấu thương hiệu Kỳ Lý nhằm tạo tính bền vững, ổn định cho loại nông sản đặc trưng này. Đồng thời, UBND huyện cũng tích cực chỉ đạo Trạm bảo vệ thực vật Phú Ninh triển khai sản xuất dưa hấu theo mô hình VIETGap nhằm tăng tính cạnh tranh cho thương hiệu dưa hấu Kỳ Lý.

“Cũng nhờ thương hiệu dưa hấu Kỳ Lý được bảo hộ nên dù đôi lúc cũng bấp bênh giá cả nhưng nhìn chung cứ đến mùa vụ chính là thương lái “ưu tiên” mua dưa đất này trước”, ông Trung chia sẻ.

Đang bón thúc cho 5 sào dưa hấu trên cánh đồng Đất Nà, ông Trung vui vẻ chia sẻ: “Vụ trước ở đâu rớt giá thê thảm chứ dưa thương hiệu Kỳ Lý vẫn cháy hàng. Vụ đó, tôi thu hoạch 5 tấn dưa với giá bình quân 6.000 đồng/kg nên thu nhập cũng khá.

Tiếp vụ này tôi cũng trồng 5 sào dưa nữa, không có thay đổi thì cả năm thắng lớn nhờ trái dưa hấu này”. Những trái dưa đã được bấm chọn giờ đã lớn bằng bắp chân người đang lớn xanh tốt chỉ khoảng 20 ngày nữa là thu hoạch. Hiện nguồn tiêu thụ là khá lớn nên ông không lo lắng cho đầu ra của loại nông sản này.


Có thể bạn quan tâm

Hoàn Thiện Quy Trình Gieo Thẳng Lúa Theo Hàng Hoàn Thiện Quy Trình Gieo Thẳng Lúa Theo Hàng

Hoàn thiện quy trình gieo thẳng lúa theo hàng bằng dụng cụ kéo tay trên các chân đất và mùa vụ khác nhau là tên của đề tài khoa học do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội nghiên cứu thành công và được Sở Khoa học công nghệ chuyển giao đến các địa phương, hợp tác xã nông nghiệp của Hà Nội, để ứng dụng vào thực tiễn.

02/03/2012
Nuôi Nhím, Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng Nuôi Nhím, Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Gia đình chị Nguyễn Thị Thao (sinh năm 1973) ở thôn Chánh Hòa, xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã mạnh dạn đi đầu, huy động nguồn vốn gần 200 triệu đồng từ gia đình và vay ngân hàng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi nhím và đã thành công với mô hình này

27/06/2012
Mô Hình Làm Giàu Từ Rau Sạch Mô Hình Làm Giàu Từ Rau Sạch

Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.

17/05/2012
Tập Huấn Kỹ Thuật Sản Xuất Lúa Chịu Mặn Tập Huấn Kỹ Thuật Sản Xuất Lúa Chịu Mặn

Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp với Dự án GIZ Bạc Liêu (thích ứng biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học) và Dự án CLUEC (ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở ĐBSCL) tổ chức khóa tập huấn "Sự tiến bộ kỹ thuật trong thử nghiệm lúa chịu mặn khu vực ven biển vùng ĐBSCL

28/06/2012
Khẩn Trương “Hồi Sức” Cá Tra Khẩn Trương “Hồi Sức” Cá Tra

“Cá tra được xem như sản phẩm độc quyền của Việt Nam trên thương trường quốc tế, vậy mà chúng ta cứ để nó lặn hụp qua mỗi mùa vụ. Chúng ta đã làm gì và sẽ làm gì để cuộc cạnh tranh xuất khẩu cá tra không dẫn đến kết quả là cùng kéo nhau xuống đáy ao như nhiều nhà kinh tế đã dự báo”

28/06/2012