Thanh Ba Triển Khai Sản Xuất Vụ Chiêm Xuân

UBND huyện Thanh Ba vừa tổ chức họp ban chỉ đạo sản xuất để triển khai nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp vụ chiêm xuân năm 2014-2015.
Hội nghị thông qua quyết định thành lập ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trọng điểm, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong vụ chiêm xuân, đặc biệt chú ý tới phương án mở rộng diện tích lúa J02 trên địa bàn huyện. Vụ chiêm xuân này huyện Thanh Ba dự kiến sẽ mở rộng diện tích gieo cấy giống lúa J02 ra 25 xã với khoảng 850ha, đến nay các xã đã đăng ký trên 520ha.
Tại hội nghị, lãnh đạo huyện yêu cầu các thành viên BCĐ cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc tuyên truyền chỉ đạo cơ sở đưa lúa J02 vào gieo trồng trong vụ chiêm, đảm bảo kế hoạch đề ra. J02 là giống lúa có thời gian sinh trưởng dài hơn một số giống khác nên các địa phương cần bố trí gieo sớm hơn so với đại trà; đồng thời chủ động nước tưới tiêu đảm bảo gieo mạ đúng khung lịch và thời gian quy định; chú ý quan tâm cơ cấu thời vụ, trà để đảm bảo lúa phát triển đồng đều, hạn chế sâu bệnh. Huyện Thanh Ba đã đề nghị Công ty cung ứng giống cần cử cán bộ cùng với các xã trực tiếp thực hiện khâu ngâm ủ mạ để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao và giao mộng mạ cho người dân.
Nguồn bài viết: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/201412/thanh-ba-trien-khai-san-xuat-vu-chiem-xuan-2381137/
Có thể bạn quan tâm

Hai đối tượng nuôi chủ lực là cá tra và tôm đều cho hiệu quả cao. Cá tra đạt sản lượng trên 1,1 triệu tấn trên tổng diện tích nuôi 5.200 ha; tôm nước lợ đạt gần 550.000 tấn trên tổng diện tích nuôi 666.000 ha. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng dẫn đầu cả nước về diện tích nuôi lẫn sản lượng.

Tại diễn đàn, bà Đỗ Thị Ngọc Diệp – Phó Chủ tịch Hiệp hội dinh dưỡng VN cho biết, kết quả nghiên cứu chứng minh hạt điều là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ số đường huyết thấp, có thể góp phần vào việc phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường.

Sau lần thất bại từ việc nuôi gà thả vườn, vốn liếng cạn kiệt dần nhưng anh không nản lòng mà tiếp tục cố gắng tìm hướng đi mới. Hiện tại, anh đã thành công với mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Tại địa phương, anh được nhiều người biết với cái tên thường gọi là “anh Quyền chim trĩ”.

Nguyên nhân là do lúa cắt bằng máy gặt đập liên hợp nên lượng rơm nguyên liệu để chất nấm không nhiều, người trồng nấm phải mua rơm từ các nơi khác hoặc thuê nhân công gom rơm từ các đồng sau khi thu hoạch, chi phí phát sinh thêm từ 100.000-150.000 đồng/công. Tuy nhiên với giá cả và đầu ra ổn định, nông dân trồng nấm đạt lợi nhuận từ 3-6 triệu đồng/công/vụ.

Do ảnh hưởng của mưa dầm trong những ngày qua, đã làm cho nhiều diện tích lúa Hè thu đang chín của nông dân trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) bị đổ ngã, từ đó dẫn đến tiến độ thu hoạch chậm, năng suất giảm do bị thất thoát, đặc biệt nhiều diện tích không thể thu hoạch bằng máy mà chuyển sang cắt tay nên đẩy chi phí tăng cao.