Tháng 8, thu hoạch 5.633 tấn trái cây

Cụ thể là 690,8 tấn chôm chôm, 413,7 tấn cam, 1.005 tấn nhãn, 1.910,4 tấn chanh, 369,6 tấn bưởi, 120 tấn xoài, 40 tấn sầu riêng, cây khác 1.103,43 tấn.
Sản lượng trái cây tăng so với cùng kỳ năm trước là bởi một số diện tích nhãn bị bệnh chổi rồng đã hồi phục, cho trái. Mặt khác, một số loại cây nhà vườn trồng thay thế cây nhãn bị bệnh từ những năm trước đã bắt đầu cho thu hoạch.
Để khôi phục lại diện tích vườn, từ đầu năm 2014 đến nay, nhân dân trong huyện đã cải tạo 600ha đất vườn trồng nhãn kém hiệu quả hoặc vườn tạp hiệu quả thấp sang trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao.
Hầu hết diện tích vườn được chuyển đổi, nhân dân đều áp dụng biện pháp trồng xen nhiều loại cây ăn trái ngắn ngày để vừa lấy ngắn nuôi dài, vừa tránh rủi ro.
Những loại cây trồng được sử dụng nhiều là nhãn Idor, chôm chôm, xoài, sầu riêng và dừa. Được biết huyện Long Hồ hiện có hơn 6.694ha vườn cây ăn trái, trong đó có 6.274ha đang trong giai đoạn cho trái.
Có thể bạn quan tâm

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tháng 8/2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phù Mỹ thực hiện mô hình nuôi cá vược trong ao đất tại 2 xã: Mỹ Thành (diện tích 5000 m2/7500 con) và xã Mỹ Cát (5000 m2/7500 con).

Sau khi gây hại tại xã Sông Côn thuộc huyện Đông Giang, thời gian gần đây dịch lở mồm long móng tiếp tục lây lan đến xã Zuôil và Tà Pơ (huyện Nam Giang - Quảng Nam) khiến nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh.

Thời gian gần đây, nông dân ở các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Yên Định, Vĩnh Lộc… (Thanh Hóa) đang hết sức vui mừng khi giá ớt quả bất ngờ tăng vọt, gấp 7-10 lần so với năm trước. Bình quân mỗi sào ớt mang về cho người dân từ 18-20 triệu đồng.

Vụ xuân hè năm nay, xã Đức Chính (Cẩm Giàng - Hải Dương) gieo trồng 70 ha cây dưa hấu. Đến thời điểm này, xã đã thu hoạch được khoảng 15 ha.

Thời gian tới, người dân muốn được nuôi tôm phải có diện tích nuôi tối thiểu từ 2.000 mét vuông trở lên và bên cạnh đó phải có từ 15 - 20% diện tích ao lắng.