Than Uyên (Lai Châu) Thử Nghiệm Thành Công 04 Giống Lúa Mới

Than Uyên là vùng lúa trọng điểm của tỉnh, với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 6281,4 ha, trong đó đất trồng lúa nước 2.310 ha. Tuy nhiên năng suất và sản lượng lúa của huyện còn thấp (Năng suất lúa bình quân năm 2010 huyện Than Uyên đạt 48,13 tạ/ha, trong đó lúa vụ xuân đạt bình quân 56,2 tạ/ha, vụ mùa đạt bình quân 43 tạ/ha).
Nguyên nhân chủ yếu do người dân vẫn còn dùng nhiều các giống lúa địa phương và lúa thuần năng suất thấp. Để nâng cao năng suất và sản lượng lúa thì việc thử nghiệm các giống lúa mới, nhằm chọn ra các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu để đưa vào sản xuất là việc làm cần thiết đối với Than Uyên. Các đại biểu thăm quan 04 giống lúa mới.
Vụ mùa năm 2011, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam thực hiện mô hình trồng thử nghiệm bốn giống lúa mới tại xã Mường Cang huyện Than Uyên trong đó: 03 giống lúa lai Nam ưu 603, Nam ưu 604, PAC 807 và giống lúa thuần KN 2, quy mô 1,7 ha (trong đó 03 giống lúa lai mỗi giống 0,5 ha, lúa thuần KN2 0,2 ha), 19 hộ nông dân tham gia.
Sau hơn 04 tháng triển khai thực hiện, sáng ngày 11/10/2011 Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá kết quả đạt được của 04 giống lúa tại xã Mường Cang huyện Than Uyên với sự tham dự của Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND huyện Than Uyên cùng các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện, UBND các xã thị trấn trên địa bàn huyện Than Uyên và các hộ nông dân tham gia.
Kết quả đạt được cho thấy: Cả 04 giống lúa mới đều sinh trưởng phát triển tốt tại cánh đồng xã Mường Cang. Các giống lúa Nam ưu 603, Nam ưu 604, PAC807 là các giống lúa lai mới có tiềm năng cho năng suất cao. Dạng hình cây gọn, lá đòng đứng, cứng cây, đẻ nhánh khá, số dảnh trung bình/ khóm đạt từ 5- 7 dảnh, trỗ đều và tập trung, bông to, nhiều hạt, tỷ lệ hạt chắc đạt trên 80%, khả năng chống đổ tốt.
Về thời gian sinh trưởng và khả năng chống chịu sâu bệnh: giống Nam ưu 604, giống PAC 807 từ: 100- 105 ngày, giống Nam ưu 603 từ 110 - 115 ngày. Cả 04 giống đều có khả năng chống chịu sâu bệnh ở mức độ khá, tuy có xuất hiện đạo ôn, khô vằn, hoa cúc... nhưng đều ở mức nhẹ. Năng suất bình quân giống Nam ưu 603 đạt 59 tạ/ha; Nam ưu 604 đạt 57 tạ/ha; PAC 807 đạt 55 tạ/ha. Sau khi trừ các khoản chi phí còn cho thu lãi trên 3 triệu đồng/1.000m2 đối với mỗi loại giống. Riêng giống KN2 do thời gian sinh trưởng dài và người dân cấy muộn hơn nên chưa đánh giá được năng suất, tuy nhiên đến thời điểm hội thảo giống KN2 đang giai đoạn vào sữa, dự ước thời gian sinh trưởng khoảng 115 - 120 ngày và cho năng suất tương đương 03 giống lúa lai trên.
Tại buổi hội thảo các đại biểu và các hộ nông dân tham gia mô hình đề nghị Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam tiếp tục hỗ trợ thử nghiệm sản xuất các giống lúa lai và lúa thuần KN2 trên địa bàn ở các địa phương khác trong tỉnh Lai Châu vào vụ đông xuân để đánh giá thêm về tiềm năng năng suất và các đặc tính của giống từ đó làm cơ sở đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT bổ xung vào cơ cấu giống lúa của địa phương và đưa vào sản xuất đại trà
Có thể bạn quan tâm

Với giá bán hiện nay từ 75.000 - 85.000 đồng/kg bò hơi, người nuôi thu được hàng chục triệu đồng khi bán một con bò. Phương thức chăn nuôi bò tại nông hộ cũng đang chuyển dần từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh và thâm canh, chăn nuôi quy mô trang trại.

Từ đầu tháng 11/2014 đến nay, dịch lở mồm long móng (LMLM) đã liên tục xuất hiện tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái. Tổng số gia súc mắc bệnh là hơn 480 con. Nguyên nhân chủ yếu là do vận chuyển con giống gia súc từ nơi khác đến làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh LMLM cho gia súc tại địa phương, nhiều gia súc mắc bệnh phải tiêu hủy.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, số bò giống bị mắc bệnh lở mồm long móng không ngừng tăng lên. Đáng lo ngại là những năm trước đây, dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc ở Đắk Nông là tuýp O, còn hiện nay qua kiểm nghiệm một số mẫu bệnh phẩm phát hiện bệnh lở mồm long móng là tuýp A, nguy hiểm hơn. Vì vậy, tỉnh Đắk Nông đã đề nghị Cục Thú ý tăng cường cán bộ thú y Vùng 5 và Vùng 6 giúp tỉnh trong công tác dập dịch.

Trong 3 tháng kiểm tra 452 cơ sở sản xuất TACN, điểm kinh doanh, cơ sở chăn nuôi, điểm giết mổ và cửa hàng bán thịt, tỷ lệ vi phạm chất lượng TACN là 11,6%, chất cấm 5,2%; với nước tiểu heo 3,8% vi phạm chất cấm; với thịt, gan, thận tỷ lệ vi phạm kháng sinh 17,7%...

Tận dụng lợi thế diện tích mặt bằng rộng, không khí thoáng mát và trong lành của địa phương, những năm gần đây, gia đình anh Cù Văn Hải ở xóm Chi 8, thôn Tân Yên, xã Hồng Thái Đông (Đông Triều - Quảng Ninh) đã chuyển đổi sang nuôi gà theo quy trình công nghệ tiên tiến và đã từng bước mang lại hiệu quả.