Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Than Uyên Giữ Rừng Để Làm Giàu

Than Uyên Giữ Rừng Để Làm Giàu
Ngày đăng: 25/06/2013

“Gần 605ha rừng của chúng tôi là một lợi thế lớn cho sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong tương lai” - anh Trần Văn Minh (nông dân thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, Lai Châu) tâm sự.

Xây dựng quy ước bảo vệ rừng

Chúng tôi đến thị trấn Than Uyên vào đúng mùa mưa. Đan xen giữa những bản làng rực rỡ sắc màu của ngói đỏ, tôn hoa, tường nhà quét ve vôi là sắc xanh của những cánh rừng mướt mát. Anh Trần Văn Minh - nông dân tiểu khu 7 tự hào: Chỉ với những thị trấn miền núi ở vùng cao mới có được diện tích đất rừng rộng lớn như thế này, chứ về miền xuôi thì thị trấn nóng bức, chỉ có bụi, đường nhựa và nhà cao tầng thôi.

Nhưng nói thật, đất rừng thì nhiều, giữ được rừng mới là khó. Để đất Than Uyên này xanh cây cối, nông dân chúng tôi cũng vất vả lắm đấy.

Tâm sự cùng anh Minh, được biết, thị trấn Than Uyên có nhiều dân tộc anh em chung sống, nghề nông vẫn là thu nhập chính của người dân. Bởi thế giữ được rừng không bị tàn phá bừa bãi để làm nương, lấy củi, thậm chí lấy gỗ làm hàng rào... là cả một quá trình tuyên truyền, vận động và ra quân tuần tra rất quyết liệt. “Dân còn đói nghèo, trong khi tục làm nương rẫy ăn sâu bám rễ bao đời, bởi thế nông dân có thể vô tình đốt nương để lửa cháy lan hoặc cố ý phá rừng làm nương là rất dễ xảy ra.

Kiểm lâm huyện đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, hội nông dân vừa vận động, vừa tăng cường thực thi pháp chế và đưa những phương pháp sản xuất mới đến để xoá đói nghèo cho dân. Nhờ thế những cánh rừng mới được chăm sóc, bảo vệ và phát triển tốt”- anh Minh bảo vậy.

Trưởng khu phố 9, thị trấn Than Uyên - anh Lò Văn Yêu cho biết: “Thời gian gần đây, bà con đã có ý thức hơn trong việc đốt nương làm rẫy. Chúng tôi cũng đã tổ chức họp bàn đưa ra hương ước, quy ước bảo vệ rừng; nếu ai có vi phạm như chặt gỗ, thả trâu bò phá hoại sẽ bị phạt. Hàng năm mỗi khi bước vào mùa khô, tổ xung kích phòng cháy chữa cháy rừng của bản cùng cán bộ cấp trên xây dựng phương án phòng chống; tăng cường tuần tra bảo vệ rừng...”.

Huy động dân trồng rừng hàng năm

Nhờ gắn kết giữa tuyên truyền, vận động với thực thi pháp luật và có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng hợp lý nên rừng ở thị trấn Than Uyên không chỉ được bảo vệ tốt mà còn tăng thêm diện tích trồng mới hàng năm. Trong gần 10 năm trở lại đây, hàng chục ha rừng và hàng trăm ngàn cây phân tán đã được trồng mới.

Ông Nguyễn Thanh Sửu - Chủ tịch UBND thị trấn Than Uyên thông tin: “Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã trồng mới được gần 2ha rừng bằng giống thông mã vĩ. Loại cây này rất hợp với đồi đất Than Uyên. Hiện tỷ lệ che phủ rừng của chúng tôi đã lên trên 60%, sẽ là một lợi thế trong vài năm tới khi chúng tôi làm kinh tế du lịch sinh thái”.

Chúng tôi cũng đã tổ chức họp bàn đưa ra hương ước, quy ước bảo vệ rừng; nếu ai vi phạm chặt gỗ, thả trâu, bò phá hoại sẽ bị phạt”.Anh Lò Văn Yêu - Trưởng khu phố 9, thị trấn Than Uyên

Cũng theo ông Sửu, thời tiết thuận lợi, sản xuất cũng tốt hơn. Tổng sản lượng cây lương thực của thị trấn hiện đã đạt 570 tấn, bình quân lương thực đầu người gần 520kg/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn đã giảm, chỉ còn 2,3%. Cũng từ việc giữ rừng tốt, bà con biết tận dụng chăn thả dưới tán rừng với trên 150 con trâu, 100 con bò, gia cầm trên 20.000 con. Vì vậy, thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên, góp phần ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo.

Theo bà Lò Thị Thêm - người dân tiểu khu 9, thị trấn Than Uyên thì: “Cái lợi từ giữ rừng đã được thấy rồi đấy”. Hàng năm được tiền hỗ trợ bảo vệ rừng gần 300.000 đồng/ha. Bão lũ cũng không ác liệt cuốn nhà, cửa, ruộng nương như trước. Nước tưới đồng ruộng cũng ổn định rồi, năng suất cây trồng nhờ thế được nâng lên. Dân đỡ đói khổ thì lại giữ rừng tốt hơn và trồng thêm những khu rừng mới.


Có thể bạn quan tâm

Nguyên Nhân Gây Hội Chứng Chết Sớm Ở Tôm Nguyên Nhân Gây Hội Chứng Chết Sớm Ở Tôm

Sau nhiều tháng điều tra, nhóm nghiên cứu do Donald Lightner tại Đại học Arizona đã xác định nguyên nhân gây hội chứng chết sớm ở tôm (EMS), hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp (AHPNS).

28/06/2013
Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến “Bậc Cao” Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến “Bậc Cao”

Ông Lưu Xuân Mộc, ấp Bùng Binh 1, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, là người thành công nhất trong xã về mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” nhờ áp dụng những cải tiến kỹ thuật trong cách nuôi.

28/06/2013
Bán Chạy Tôm Vì Lo Dịch Bán Chạy Tôm Vì Lo Dịch

Gần 1 tháng rưỡi qua (4/5 đến 17/6/2013) tại tỉnh Nghệ An đã có gần 60 ha tôm thẻ chân trắng ở 13 vùng nuôi tôm thuộc 3 huyện, thành đã dính các loại bệnh: Đốm trắng, Taura và hoại tử gan tụy. Trước tình hình đó, nhiều hộ dân đã thu tôm bán non vớt vát lại vốn.

28/06/2013
Thủ Tướng Chỉ Đạo Mua Tạm Trữ 1 Triệu Tấn Thóc Gạo Thủ Tướng Chỉ Đạo Mua Tạm Trữ 1 Triệu Tấn Thóc Gạo

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ Hè Thu năm 2013 ở đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 15/6/2013 đến hết ngày 31/7/2013.

07/06/2013
Đảm Bảo Cung Ứng Giống Cho Nông Dân Đảm Bảo Cung Ứng Giống Cho Nông Dân

Trại Giống nông nghiệp huyện Điện Biên thuộc Công ty Cổ phần Giống Nông nghiệp tỉnh, từ lâu là địa chỉ tin cậy cung cấp giống lúa tốt cho bà con nông dân trong tỉnh. Vụ chiêm xuân năm nay, ngoài nhận 18ha sản xuất lúa giống, Trại Giống còn cùng với nông dân sản xuất lúa giống với diện tích 100ha.

28/06/2013