Thăm Trang Trại Của Phương Nữ Tướng

Từ mô hình nuôi lợn thịt, chị Bùi Thị Phương ở thôn Đông Xuân, xã Thượng Ninh (Như Xuân - Thanh Hóa) đã thoát nghèo, với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Chính vì vậy, người dân trong làng đặt cho chị tên gọi thân mật: “Phương nữ tướng”.
Để đến được trang trại của chị Phương, chúng tôi phải đi bộ mất một đoạn đường đất đỏ bụi mù. Thấy có khách, chị nhanh chóng rửa chân tay vào nhà pha trà, tiếp chuyện. Chị Phương cho biết: “Kể từ khi đầu tư xây dựng trang trại lợn (tháng 7/2011) tới nay, đàn lợn nhà tôi chưa bao giờ bị dịch bệnh vì tôi tiêm phòng vắc-xin đầy đủ, cho lợn ăn đủ chất dinh dưỡng, chuồng trại đảm bảo mùa đông ấm, mùa hè mát, làm thế lợn mới có sức đề kháng, nhanh lớn và cho năng suất cao”.
Trung bình cứ 4 tháng, chị Phương xuất chuồng một lứa, mỗi lứa 30-40 con, trọng lượng bình quân 70kg/con. Ngoài ra, chị còn nuôi 16 con lợn nái ngoại để đảm bảo nguồn giống có chất lượng; trồng gần 3ha cây công nghiệp như mía, sắn, keo... Trừ chi phí, gia đình chị thu lãi gần 100 triệu đồng/năm.
“Nhờ mô hình kinh tế này mà gia đình tôi có điều kiện cho con cái ăn học, mua sắm các vật dụng sinh hoạt. Tôi đang dự tính mở rộng quy mô chăn nuôi nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn vốn”, chị Phương nói.
Để môi trường không bị ô nhiễm và tận dụng được nguồn phân do lợn thải ra, chị Phương đầu tư xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật, xây hầm biogas lấy nhiên liệu sưởi ấm cho lợn vào mùa đông và đun nấu.
Ông Trịnh Phơn, Phó chủ tịch Hội Làm vườn huyện Như Xuân cho biết: “Toàn huyện hiện có 61 trang trại tổng hợp, trong đó trang trại của chị Phương là một điển hình. Hội thường xuyên đưa các đoàn đến đây tham quan để trao đổi kinh nghiệm, giúp nông dân học hỏi và làm theo”.
Có thể bạn quan tâm

Đi qua nhiều nhà vườn ở xã Ea Wer (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) mùa này, không khó để bắt gặp những hàng ớt thẳng tắp, quả đỏ trĩu cành đang được bà con nông dân khẩn trương thu hoạch. Loại cây trồng khá mới mẻ này đang là niềm hy vọng cho bà con nơi đây.

Huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông, đang xúc tiến xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa cho các sản phẩm xoài Đắc Ghềnh và sầu riêng Đắc Min. Đây đều là những loại nông sản đặc trưng của địa phương, với chất lượng thơm ngon vượt trội và sản lượng ổn định.

Ông Huỳnh Văn Hương, ấp Cái Đôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, được biết đến là một lão nông chăm chỉ, một hội viên Hội Cựu chiến binh tiêu biểu trong lao động sản xuất. Ngoài ra, ông còn được biết đến là một nông dân đầu tiên nuôi bò thành công trên địa bàn xã.

Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đã tích cực tìm kiếm các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, đưa vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có mô hình trồng bí đỏ của gia đình chị Đinh Thị A Ngắc, ở làng 2, xã Vĩnh Thuận.

Ca cao khô lên men từ 50.000 - 55.000 đ/kg, ca cao tươi dao động từ 4.500 - 4.800 đ/kg tùy loại trái, tăng hơn 30% so với vài tháng trước.