Thẩm định quy hoạch vùng trồng thanh long

Theo Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam (đơn vị tư vấn), so sánh các phương án với nhu cầu thị trường, xác định 3 phương án.
Trong đó, phương án 1, diện tích trồng thanh long của Bình Thuận đến năm 2020 là 34.000 ha, tăng 9.936 ha so với năm 2014; sản lượng năm 2020 đạt khoảng 808.270 tấn, vượt dự báo thị trường khoảng 150- 200 ngàn tấn.
Phương án 2, diện tích thanh long đến 2020 là 28.000 ha, tăng so năm 2014 là 3.938 ha, sản lượng 621.780 tấn, tăng 1,38 lần so sản lượng năm 2014 và phù hợp với dự báo thị trường.
Phương án 3, diện tích trồng thanh long đến 2020 là 30.000 ha, tăng so năm 2014 là 5.936 ha và sản lượng đạt 717.750, tăng 1,6 lần so sản lượng năm 2014 và phù hợp với nhu cầu thị trường…
Ông Huỳnh Thanh Cảnh phát biểu tại buổi họp
Phát biểu tại cuộc họp, ông Huỳnh Thanh Cảnh đánh giá, đơn vị tư vấn và các sở, ban, ngành đã cố gắng xây dựng quy hoạch.
Đồng thời, đề nghị ban tư vấn và Sở Nông nghiệp& PTNT cân nhắc tiếp thu tối đa, có chắt lọc để hoàn thiện báo cáo; cập nhật số liệu chính xác.
Để nâng cao chất lượng quy hoạch, cần đánh giá rõ hơn hiệu quả kinh tế xã hội, nhất là giá trị gia tăng cây thanh long đối với cơ cấu sản xuất cây nông nghiệp.
Về quan điểm phát triển, phải giữ vững, phát triển lợi thế trên cơ sở phát triển theo quy hoạch; coi trọng đúng mức, nâng cao chất lượng.
Đồng thời đẩy mạnh liên kết với chuỗi giá trị, đặc biệt gắn chặt thị trường để thanh long bền vững, ổn định, nâng cao chất lượng, thúc đẩy tái cơ cấu của tỉnh.
Về nhiệm vụ tới, cần chú trọng khoa học kỹ thuật, nhất là các vấn đề về con giống, dịch bệnh, phương thức canh tác, từng bước đi vào phát triển thanh long công nghệ cao, xây dựng quy chuẩn trái thanh long.
Đồng thời xây dựng chuỗi giá trị; tổ chức lại lực lượng thu mua, lựa chọn doanh nghiệp đủ mạnh để liên kết, tiêu thụ và xuất khẩu…
Có thể bạn quan tâm

Mỹ Thọ là xã Anh hùng, thuộc huyện Phù Mỹ. Những năm qua, Mỹ Thọ đã phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng quê hương ngày càng phát triển. “Từ xóa đói, giảm nghèo, rồi từng bước vươn lên khá giàu nhờ tập trung phát triển kinh tế nông-ngư nghiệp là 2 ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương”- ông Nguyễn Kim Trắc, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Thọ, khẳng định.

Quỹ Tín dụng nhân dân (QTD) thị trấn (TT) Diêu Trì hoạt động trên địa bàn TT Diêu Trì và 2 xã Phước An, Phước Thành (huyện Tuy Phước). Hoạt động của QTD đã góp phần giúp các địa phương này phát triển, kinh tế bình quân hàng năm từ 12 - 15,3%, thu nhập bình quân đầu người từ 34,5 - 40 triệu đồng/năm.

Ngày 31.8, Bộ NN-PTNT đã công bố báo cáo kết quả kiểm tra bước đầu chất tạo nạc trong chăn nuôi heo sau khi có đề nghị của Chi cục Thú y TPHCM cũng như thông tin dư luận cho rằng các doanh nghiệp, chủ trang trại và nông dân đang sử dụng bừa bãi chất tạo nạc Sbutamol, gây hoang mang cho người tiêu dùng và làm rối thị trường.

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp, giá trị xuất khẩu của ngành 8 tháng giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 19,31 tỷ USD.

Chậm nhất là đến tháng 9.2015, Cục Thuế tỉnh phải đạt tỉ lệ 90% số doanh nghiệp (DN) nộp thuế điện tử (NTĐT) trên cả 3 tiêu chí: 90% DN đăng ký NTĐT với cơ quan thuế (CQT), 90% tổng số tiền nộp thuế trong tháng bằng phương thức điện tử và 90% số lượng chứng từ nộp thuế trong tháng được nộp bằng phương thức điện tử. Hoàn tất bước 1, ngành Thuế tỉnh đang tập trung hoàn thiện quy trình, song khó khăn vẫn còn nhiều khi không ít DN chần chừ với NTĐT.