Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thâm Canh Mãng Cầu Xiêm Theo Tiêu Chí VietGAP Ở Tiền Giang

Thâm Canh Mãng Cầu Xiêm Theo Tiêu Chí VietGAP Ở Tiền Giang
Ngày đăng: 19/04/2013

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế miền đất nhiễm mặn, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang hỗ trợ huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) thâm canh mãng cầu xiêm - cây trồng đặc sản đang cho hiệu quả kinh tế cao theo tiêu chí VietGAP.

Thực hiện Chương trình thâm canh theo tiêu chí VietGAP, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam phối hợp cùng ngành Nông nghiệp triển khai nhiều hoạt động: Xây dựng tổ hợp tác trồng mãng cầu xiêm, đầu tư làm nhà sơ chế trái cây, ứng dụng khoa học công nghệ phòng chống sâu bệnh cho vườn trồng chuyên canh mãng cầu xiêm nhằm tăng năng suất, sản lượng, phẩm chất trái cây; biện pháp bảo quản trước trong và sau thu hoạch; kiến thiết hạ tầng nông thôn vùng chuyên canh,...

Trong khuôn khổ chương trình, Viện đã triển khai đề tài nghiên cứu phòng trị bệnh khô cành thối rễ trên cây mãng cầu xiêm, đầu tư kiện toàn hệ thống thủy nông phục vụ sản xuất với tổng kinh phí hàng tỉ đồng.

Trong năm 2013, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tiếp tục hỗ trợ huyện Tân Phú Đông nâng chất lượng hoạt động của Tổ hợp tác trồng chuyên canh mãng cầu xiêm Tân Phú (xã Tân Phú), cất nhà sơ chế đóng gói nông sản, thí điểm mô hình phòng trừ rệp sáp trên mãng cầu xiêm, tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí trồng và thâm canh mãng cầu xiêm theo tiêu chí VietGAP đến tận hộ nông dân. Hiện huyện Tân Phú Đông trồng mãng cầu xiêm gần 400 ha, tập trung tại các xã Tân Thạnh, Tân Phú, Tân Thới,... Với năng suất bình quân từ 15 - 17 tấn/ha, mỗi ha trồng mãng cầu xiêm cho nông dân nguồn lợi hàng trăm triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Nhóm Thanh Niên Cùng Sở Thích Chăn Nuôi Bò Ở Đắk D'Rô Nhóm Thanh Niên Cùng Sở Thích Chăn Nuôi Bò Ở Đắk D'Rô

Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Vê, ở thôn Jang Cách, từ lâu đã ấp ủ đầu tư chăn nuôi bò, nhưng mãi chưa thể thực hiện được vì không đủ vốn. Tuy nhiên, sau khi trình bày nguyện vọng tại các buổi sinh hoạt chi đoàn thôn, năm 2013, anh được Đoàn xã xét để được vay nguồn vốn từ Dự án chăn nuôi bò của huyện do tổ chức Đoàn quản lý. Với khoản vốn vay gần 13 triệu đồng, cộng thêm tiền của gia đình, anh đã mua một cặp bò mẹ về nuôi.

11/02/2015
Nông Dân Đắk R’lấp Chú Trọng Chăm Sóc Cây Trồng Vụ Đông Xuân Nông Dân Đắk R’lấp Chú Trọng Chăm Sóc Cây Trồng Vụ Đông Xuân

Do gieo sạ gặp được thời tiết thuận lợi nên cây lúa phát triển nhanh, ít sâu bệnh. Hiện tại, lúa đang trong thời kỳ phát triển rất cần chăm sóc, gia đình tôi phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời bón các loại phân thích hợp giúp cây phát triển tốt, với hy vọng đạt năng suất cao”.

11/02/2015
Quang Bình Gieo Cấy Đạt Trên 80% Diện Tích Vụ Đông Xuân Quang Bình Gieo Cấy Đạt Trên 80% Diện Tích Vụ Đông Xuân

Vụ Đông - xuân năm nay, huyện Quang Bình gieo cấy 1.898 ha lúa. Đến nay, nhân dân đã làm đất xong 100% diện tích, nhiều xã vùng thấp như Vĩ Thượng, Xuân Giang, Bằng Lang, Tân Bắc, Tân Trịnh, thị trấn Yên Bình... bà con nông dân đang tiến hành gieo cấy đạt trên 80% diện tích.

11/02/2015
Chuyển Đổi Mùa Vụ Câu Chuyện Mới Ở Bắc Mê Chuyển Đổi Mùa Vụ Câu Chuyện Mới Ở Bắc Mê

Câu chuyện đầu năm của chúng tôi với những người làm nông nghiệp ở Bắc Mê xoay quanh vấn đề chuyển đổi mùa vụ. Có thể đối với các huyện khác, là chuyện đã cũ, nhưng với Bắc Mê, thì đây là bước “đột phá”, không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần tháo “nút thắt” quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững.

11/02/2015
Mãi Đồng Hành Cùng Nhà Nông Mãi Đồng Hành Cùng Nhà Nông

Chỉ có hơn 50 lao động, lại hoạt động trên một địa bàn giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí đại đa số đồng bào còn thấp, bởi vậy, để nắm bắt địa bàn, công ty đã kiện toàn củng cố, duy trì 11 chi nhánh trực thuộc tại 11 huyện, thành phố, tổ chức gần 30 điểm bán hàng trên các vùng trọng điểm địa bàn tỉnh.

11/02/2015