Thâm canh gần 15.000 ha dừa

Thông qua công tác khuyến nông, Tiền Giang khuyến khích nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp “trẻ hóa vườn dừa” nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng dừa trái, thả ong ký sinh phòng chống bọ cánh cứng hại dừa, du nhập những giống dừa mới cho năng suất, sản lượng cao và giá trị kinh tế lớn. Từ đầu năm đến nay, Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang đã nhân nuôi và thả trên 406.000 con ong ký sinh nhằm phòng trị hữu hiệu bọ cánh cứng hại dừa.
Ngoài ra, tỉnh còn xây dựng nhiều mô hình thâm canh dừa hiệu quả như: kết hợp trồng xen canh ca cao dưới tán dừa, nuôi thủy sản trong hệ thống ao mương, VAC... Hiện nay, diện tích ca cao xen canh dưới tán dừa toàn tỉnh lên đến 1.300 ha. Với năng suất bình quân từ 15 đến 20 tấn/quả/ha đối với trái ca cao tươi và khoảng 1,5 đến 2 tấn hạt khô/ha, ca cao xen dưới tán dừa cho nông dân thu nhập thêm nguồn lợi kinh tế đáng kể. Đây là mô hình mới đang được nông dân các vùng chuyên canh dừa tập trung lớn tại Tiền Giang quan tâm áp dụng thành công.
Theo ông Nguyễn Văn Út, cư ngụ tại ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, Tp Mỹ Tho, đang canh tác trên 6 công dừa chuyên canh (0,6 ha) trung bình mỗi tháng ông thu hoạch bán được khoảng 10 triệu đồng/dừa trái. Trung bình mỗi năm bán được trên 120 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi ròng 100 triệu đồng. Ông Út đánh giá, dừa dễ trồng, thu nhập khá, nếu xen canh thêm ca cao dưới tán cây lợi nhuận còn cao hơn. Từ đầu năm đến nay, nông dân đã thu hoạch được trên 65.500 tấn dừa quả, tăng hơn 2,1% so với cùng kỳ năm trước..
Có thể bạn quan tâm

Năm ngoái, giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt mức kỷ lục trên 7,8 tỷ USD. Nhưng năm nay, xem chừng để đem về 7 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản lại là một công việc rất khó thực hiện được.

Ngày 15.9, đại tá Đoàn Quốc Thư, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết Công an tỉnh có công điện khẩn chỉ đạo công an các cấp trong tỉnh tăng cường hoạt động nghiệp vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong thu hoạch, kinh doanh sầu riêng trên địa bàn.

Ngày 16/9, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, cơn bão số 3 đã làm 57 ha lúa và 640 ha hoa màu bị ngập, ngã đổ.

Nhằm tái cơ cấu ngành trồng trọt, tỉnh Thanh Hóa đã trích ngân sách 17 tỷ đồng hỗ trợ SX vụ đông (gồm giống ngô, đậu tương và mô hình liên kết SX, bao tiêu sản phẩm).

Chiều 16/9, qua tổng hợp nhanh, Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết, mưa lớn kèm gió mạnh đã làm 3.440 ha lúa hè thu của nhân dân trên địa bàn bị ngập úng, ngã đổ.