Thâm canh gần 15.000 ha dừa

Thông qua công tác khuyến nông, Tiền Giang khuyến khích nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp “trẻ hóa vườn dừa” nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng dừa trái, thả ong ký sinh phòng chống bọ cánh cứng hại dừa, du nhập những giống dừa mới cho năng suất, sản lượng cao và giá trị kinh tế lớn. Từ đầu năm đến nay, Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang đã nhân nuôi và thả trên 406.000 con ong ký sinh nhằm phòng trị hữu hiệu bọ cánh cứng hại dừa.
Ngoài ra, tỉnh còn xây dựng nhiều mô hình thâm canh dừa hiệu quả như: kết hợp trồng xen canh ca cao dưới tán dừa, nuôi thủy sản trong hệ thống ao mương, VAC... Hiện nay, diện tích ca cao xen canh dưới tán dừa toàn tỉnh lên đến 1.300 ha. Với năng suất bình quân từ 15 đến 20 tấn/quả/ha đối với trái ca cao tươi và khoảng 1,5 đến 2 tấn hạt khô/ha, ca cao xen dưới tán dừa cho nông dân thu nhập thêm nguồn lợi kinh tế đáng kể. Đây là mô hình mới đang được nông dân các vùng chuyên canh dừa tập trung lớn tại Tiền Giang quan tâm áp dụng thành công.
Theo ông Nguyễn Văn Út, cư ngụ tại ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, Tp Mỹ Tho, đang canh tác trên 6 công dừa chuyên canh (0,6 ha) trung bình mỗi tháng ông thu hoạch bán được khoảng 10 triệu đồng/dừa trái. Trung bình mỗi năm bán được trên 120 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi ròng 100 triệu đồng. Ông Út đánh giá, dừa dễ trồng, thu nhập khá, nếu xen canh thêm ca cao dưới tán cây lợi nhuận còn cao hơn. Từ đầu năm đến nay, nông dân đã thu hoạch được trên 65.500 tấn dừa quả, tăng hơn 2,1% so với cùng kỳ năm trước..
Có thể bạn quan tâm

Cây Hồng hoa là loại dược liệu quý, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, được Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ thực hiện Đề tài đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của loại cây này, bước đầu cho kết quả tích cực, là tín hiệu vui cho người nông dân và ngành nông nghiệp Dak Lak trong việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

Tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn 1.300 ha quýt, tập trung nhiều tại huyện Bạch Thông với 1.020 ha. Là cây trồng chủ lực, mỗi héc-ta quýt mang lại cho người dân thu nhập khoảng 200 triệu đồng/vụ. Hiện nay, quýt Bắc Kạn đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây là niềm tự hào đồng thời cũng đặt ra cho huyện trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và quảng bá loại quả đặc sản của địa phương.

Sau nhiều năm lặn lội với cây, với đất, gia đình ông Đặng Văn Túc, thôn 8, xã Quý Quân (Yên Sơn, Tuyên Quang) đã có gần 1.300 gốc bưởi đường, bưởi Diễn..

Với diện tích lớn nhất tỉnh, cây quýt ở Bạch Thông (Bắc Kạn) đã mang lại thu nhập cao cho hàng nghìn hộ dân. Bên cạnh việc mở rộng diện tích, công tác quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho loại quả đặc sản này là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương và người dân.

Tiền Giang đang được Chính phủ New Zealand hỗ trợ ứng dụng những công nghệ và kinh nghiệm hàng đầu thế giới trong việc phát triển và tiếp thị các giống hoa quả có giá trị kinh tế cao hướng đến xuất khẩu thông qua triển khai dự án Sáng kiến nông nghiệp mới.