Thái Nguyên Xây Dựng Mô Hình Trồng Giảo Cổ Lam

Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh Thái Nguyên đang triển khai Dự án Xây dựng mô hình trồng Giảo cổ lam tại huyện Võ Nhai. Kinh phí hỗ trợ để thực hiện Dự án là trên 190 triệu đồng, được cấp từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Dự án sẽ kết thúc vào tháng 7-2016.
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum Cucurbitaceae. Sau khi trải qua nhiều đề tài nghiên cứu tại các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam…
Giảo cổ Lam đã chứng minh được công dụng tuyệt vời của nó như làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não; chống lão hóa mạnh, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp tăng lực và tăng khả năng làm việc; tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u một cách rõ rệt…
Trước đây, Giảo cổ lam được khai thác trong các khu rừng tự nhiên là chính, hiện nay, cây dược liệu quý này đã được trồng ở các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang…
Với lợi thế có diện tích rừng khá lớn, khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loại cây này, do đó việc thực hiện Dự án Xây dựng mô hình trồng Giảo cổ lam ở Võ Nhai sẽ có nhiều thuận lợi. Khi Dự án thành công, tỉnh ta sẽ hình thành được vùng trồng cây Giảo cổ lam cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh trong, ngoài nước, góp phần tăng thu nhập cho người dân trong vùng Dự án.
Có thể bạn quan tâm

Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch phải đi trước một bước. Sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, trong khi một số xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chuẩn bị cán đích thì nhiều địa phương vẫn còn loay hoay với tiêu chí quy hoạch.

Nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, những năm qua, xã Ðiệp Nông (Hưng Hà) đã tập trung vận động bà con nông dân đẩy mạnh sản xuất vụ đông theo hướng đa dạng trong cơ cấu sản xuất.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - PTNT, hiện nay, toàn tỉnh có trên 100 trại sản xuất giống gà, trong đó có 58 trại gà đẻ và 45 trại ấp nở với các loại giống như gà lai mía, gà lông trắng, gà ta…

Thông qua Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số (Chương trình 135), thời gian qua nhiều hộ nghèo của huyện Định Hóa đã có thêm điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo...

Khảo sát tại chợ đầu mối Long Biên, điểm trung chuyển và buôn bán hoa quả sầm uất nhất Hà Nội, quy mô quầy bán hoa quả Trung Quốc teo tóp dần và có phần lép vế hơn so với các quầy hàng ngồn ngộn hoa quả Việt Nam nhập về từ các tỉnh phía nam như: xoài, bưởi, thanh long, quýt ngọt…