Thái Nguyên Xây Dựng Mô Hình Trồng Giảo Cổ Lam

Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh Thái Nguyên đang triển khai Dự án Xây dựng mô hình trồng Giảo cổ lam tại huyện Võ Nhai. Kinh phí hỗ trợ để thực hiện Dự án là trên 190 triệu đồng, được cấp từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Dự án sẽ kết thúc vào tháng 7-2016.
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum Cucurbitaceae. Sau khi trải qua nhiều đề tài nghiên cứu tại các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam…
Giảo cổ Lam đã chứng minh được công dụng tuyệt vời của nó như làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não; chống lão hóa mạnh, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp tăng lực và tăng khả năng làm việc; tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u một cách rõ rệt…
Trước đây, Giảo cổ lam được khai thác trong các khu rừng tự nhiên là chính, hiện nay, cây dược liệu quý này đã được trồng ở các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang…
Với lợi thế có diện tích rừng khá lớn, khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loại cây này, do đó việc thực hiện Dự án Xây dựng mô hình trồng Giảo cổ lam ở Võ Nhai sẽ có nhiều thuận lợi. Khi Dự án thành công, tỉnh ta sẽ hình thành được vùng trồng cây Giảo cổ lam cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh trong, ngoài nước, góp phần tăng thu nhập cho người dân trong vùng Dự án.
Có thể bạn quan tâm

Những năm trở lại đây, phát huy thế mạnh của địa phương, xã Dương Phong (Bạch Thông) đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư để tập trung phát triển cây cam, quýt, đưa cây trồng này trở thành chủ lực giúp nông dân nâng cao thu nhập và vươn lên làm giàu.

Đến huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vào thời điểm này, khắp các triền đồi trải dài một màu xanh ngắt của những vườn cam, bưởi xum xuê. Tại một số khu vườn, thấp thoáng người thu hái những trái cam đầu vụ căng mọng, hứa hẹn mùa quả bội thu sau bao ngày dày công chăm sóc.

Vào những ngày này, trên khắp các ngả đường của hai ấp Thanh An, Thanh Bình, xã Thanh Lương, TX. Bình Long, tỉnh Bình Phước như khoác lên mình một màu vàng của nhãn da bò.

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã tạo cho Tiền Giang 4 mùa cây trái xanh tươi, trĩu quả, phục vụ tích cực cho nhu cầu thị trường trái cây trong nước và xuất khẩu.

Vùng chuyên canh cây cam, quýt tại xã Quang Thuận (Bạch Thông, Bắc Kạn) đang bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Thời điểm này, tất cả người dân đều chú trọng “bám” vườn, vừa thu hái những lứa quả chín sớm, đồng thời phòng ngừa sâu bệnh gây mất năng suất.