Thái Lan Vượt Trung Quốc Về Hàng Rau Quả Nhập Vào Việt Nam

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit) kể từ tháng 6-2014, Thái Lan đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Vinafruit cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị nhập khẩu rau quả từ Thái Lan đạt gần 73,5 triệu đô la Mỹ, trong khi, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc là 57,5 triệu đô la Mỹ. Đây là bước tăng khá lớn vì cùng kỳ năm 2013, giá trị mặt hàng rau quả của Trung Quốc vẫn cao hơn so với Thái Lan.
Theo thống kê của Tổng cục hải quan, trong 7 tháng của năm nay, lượng rau quả nhập từ Thái Lan có giá trị 106 triệu đô la Mỹ, vượt xa con số 71,4 triệu đô la Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc. Còn lượng rau quả Việt Nam xuất sang Trung Quốc trong 7 tháng qua là gần 259 triệu đô la Mỹ, Thái Lan là gần 20 triệu đô la Mỹ. Như vậy, đối với mặt hàng rau quả, Việt Nam xuất siêu sang Trung Quốc nhưng lại nhập siêu từ Thái Lan.
Theo Vinafruit, lý do để Việt Nam chuyển sang nhập khẩu rau quả của Thái Lan hay từ Myanmar là do trong thời gian qua, thông tin một số rau quả nhập từ Trung Quốc có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép mấy chục lần nên doanh nghiệp giảm nhập khẩu mà tìm mặt hàng thay thế từ các nước trong khu vực.
Điều đáng nói, là trong 6 tháng đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu rau quả của Myanmar sang Việt Nam chưa đến 4 triệu đô la Mỹ nhưng 6 tháng đầu năm 2014 con số này đạt hơn 36,5 đô la Mỹ.
Phía Vinafruit cũng đưa ra dự báo, những tháng tới đây, rau quả Thái Lan sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều trên thị trường thông qua hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam, hệ thống siêu thị vừa được mua lại từ Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan vào đầu tháng 8-2014.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định 551/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Vài năm trước, những người muốn tìm mua giống gà Đông Tảo thường phải bỏ công tìm nơi cung cấp, có người phải lặn lội về tận xứ của giống gà “tiến vua” này ở xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Nhưng hiện nay, không thiếu DN, nông dân tham gia sản xuất con giống gà Đông Tảo.

Đến thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung thu hoạch 10/45ha diện tích nấm rơm vụ đông xuân. Thời điểm đầu vụ hè thu năng suất đạt khá, khoảng 13 - 14 tấn/ha, nhưng càng về cuối vụ năng suất giảm gần một nửa và đến đầu vụ đông xuân này chỉ còn khoảng 8 tấn/ha.

Tuy vậy so với những tỉnh đang phát triển mạnh về cá lồng như Hải Dương, Nam Định, Nam Hà… nghề nuôi cá lồng ở Phú Thọ mới manh nha; tuy nhiên, do có thế mạnh như hệ thống sông ngòi chạy dài, nguồn nước sạch, ổn định.... Đây là những lợi thế mà các tỉnh gần biển khó có được do bị ảnh hưởng bởi thủy triều, nguồn nước không giữ được vệ sinh.

Hôm qua 16.12, tại TP.Tam Kỳ, Sở NN&PTNT phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ & phát triển quốc tế (FIDR) tổ chức hội nghị cuối kỳ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình thâm canh lúa nước cải tiến theo gói kỹ thuật SRI (thuộc Dự án cải thiện an ninh lương thực cho hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam).