Thái Lan sẽ bán 1 triệu tấn gạo cho Trung Quốc

Đây là kết quả chuyến thăm Trung Quốc tuần đầu tháng 8 vừa qua của đoàn cán bộ cao cấp Chính phủ Thái Lan. Gồm gạo Hom Mali, hoặc gạo Jasmine Thái, và gạo trắng 5% tấm, theo giá thị trường dựa trên hợp đồng Chính phủ bán cho Chính phủ.
Hồi tháng 12/2014, Thái Lan cho biết Trung Quốc sẽ mua 2 triệu tấn gạo sau khi hai nước đã ký Bản ghi nhớ nhân diễn ra Hội nghị thượng đỉnh dài hai ngày tổ chức tại Bangkok, thỏa thuận công bố hôm 10/8 vừa qua là một phần của thỏa thuận tổng thể nói trên, số còn lại sẽ bán tiếp vào tháng 9/2015.
Cũng theo ông Chatchai Sirikalya, cuối tháng 8/2015, các quan chức Chính phủ Thái Lan sẽ tới Iran để thương thảo hợp đồng tương tự bởi Iran đã có thư ngỏ ý mua gạo của Thái Lan. Thái Lan, nước XK gạo lớn thứ hai thế giới, hiên có khoảng 14,5 triệu tấn gạo đang được dự trữ theo chương trình trợ giá gạo hào phóng mà Chính phủ trước bị quân đội lật đổ tháng 5/2014 thực hiện và nay muốn bán xả số hàng này để hạn chế thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần thủy sản Việt Úc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Tiền Giang và các sở, ban, ngành tỉnh đề nghị xem xét, cho phép thực hiện dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Ông Nguyễn Văn Thuỷ, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cho biết: Hai năm gần đây, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện đã tăng đáng kể. Đặc biệt, vừa qua huyện đã hoàn thành việc quy hoạch 2 vùng nuôi tôm tập trung gồm: Vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Bình, diện tích 20ha và vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Lập, diện tích 20ha.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), mỗi năm huyện Tuy An thả nuôi từ 600 đến 620ha tôm các loại. Trong số này có khoảng 3/4 diện tích nuôi tôm bằng hình thức hồ hở. Do khâu xử lý nguồn nước trong hồ nuôi khi tôm nuôi bị mắc bệnh gặp rất nhiều khó khăn và không thể kiểm soát được nguồn nước bẩn, ô nhiễm, nên mầm bệnh lây lan từ hồ này sang hồ khác diễn ra khá nhanh và lây lan trên diện rộng.

Nghề nuôi cá lồng là nghề chính của nhiều hộ dân và đem lại thu nhập ổn định từ 2 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Bạc Liêu là một trong những vùng tôm nguyên liệu lớn của cả nước, tuy nhiên, lâu nay người nuôi tôm vẫn thờ ơ với việc xét nghiệm tôm giống. Phần lớn người nuôi giao phó hoàn toàn khâu xét nghiệm cho các doanh nghiệp ương tôm để rồi phải đối mặt với những vụ nuôi đầy rủi ro vì chất lượng con giống kém.