Thái Lan Lỗ Bao Nhiêu Trong Toàn Bộ Chương Trình Trợ Giá Gạo?

Bộ Tài Chính Thái Lan vừa có kết luận về chương trình trợ giá gạo được thực hiện trong vòng 10 năm qua ở nước này, theo đó ước tính toàn bộ chương trình đã chịu lỗ khoảng 682 tỷ Baht.
Chương trình trợ giá gạo của Thái Lan được thực hiện từ năm 2004 đến 2014 qua 15 mùa, trong đó có bốn mùa được thực hiện dưới thời chính phủ của bà Yingluck Shinawatra.
Tổng số gạo được thực hiện theo chương trình trợ giá là 85 triệu tấn và có tổng cộng khoảng 1.100 tỷ Baht tiền ngân sách được chi cho toàn bộ chương trình này.
Theo Bí thư thường trực Bộ Tài chính Rangsan Sriworasart, số tiền lỗ trong khoảng thời gian thực hiện chợ giá gạo trong bốn mùa của chính phủ Yingluck lên tới 510 tỷ Baht, trong khi khoản tiền lỗ ở 11 mùa còn lại chỉ vào khoảng 163 tỷ Baht.
Hiện trong kho của chính phủ vẫn còn khoảng 19,2 triệu tấn gạo tồn, với giá trị vào khoảng 225 tỷ Baht, trong đó số tiền lỗ do gạo mục nát được ước tính vào khoảng 30 tỷ Baht.
Ông Rangsan cho biết kết luận trên của Bộ Tài chính Thái Lan sẽ sớm được chuyển lên Thủ tướng Prayuth Chan-ocha để xem xét.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/thai-lan-lo-bao-nhieu-trong-toan-bo-chuong-trinh-tro-gia-gao-2014111414003648316ca52.chn
Có thể bạn quan tâm

Trong chương trình chuyển đổi từ vùng đất trồng lúa sang nuôi thuỷ sản, Nhà Bè là một trong những đơn vị đi đầu về những mô hình chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao. Song, tình hình nuôi thuỷ sản gặp nhiều khó khăn như nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng nề vì dịch bệnh.

Theo Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tháng 2/2014 ước đạt 369,5 nghìn tấn (tăng 4% so với cùng kỳ 2013), trong đó sản lượng khai thác đạt 228,5 nghìn tấn (tăng 7,6%), sản lượng nuôi trồng đạt 141 nghìn tấn (đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2013)

Trong những năm gần đây, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác, sử dụng tốt tiềm năng, mặt nước, lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.

Chúng tôi theo chiếc xuồng máy chở thức ăn, thăm các bè cá bớp ở bãi trước Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận). Nước biển xanh trong và có phần ít sóng, và có lẽ chưa đến giờ cho cá ăn nên những người nuôi cá bè có phần thong thả. Một vài người thay vì ngồi trong các nhà lều nổi, ra đứng trên bè cá nhìn vào bờ.

Khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào bay, giã cào điện ở vùng gần bờ đã tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm giảm nguồn lợi thủy sản, gây nên sự tranh chấp ngư trường, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh trên biển. Tuy nhiên, việc ngăn chặn kiểu đánh bắt này lại không dễ dàng.