Thái Lan Lỗ Bao Nhiêu Trong Toàn Bộ Chương Trình Trợ Giá Gạo?

Bộ Tài Chính Thái Lan vừa có kết luận về chương trình trợ giá gạo được thực hiện trong vòng 10 năm qua ở nước này, theo đó ước tính toàn bộ chương trình đã chịu lỗ khoảng 682 tỷ Baht.
Chương trình trợ giá gạo của Thái Lan được thực hiện từ năm 2004 đến 2014 qua 15 mùa, trong đó có bốn mùa được thực hiện dưới thời chính phủ của bà Yingluck Shinawatra.
Tổng số gạo được thực hiện theo chương trình trợ giá là 85 triệu tấn và có tổng cộng khoảng 1.100 tỷ Baht tiền ngân sách được chi cho toàn bộ chương trình này.
Theo Bí thư thường trực Bộ Tài chính Rangsan Sriworasart, số tiền lỗ trong khoảng thời gian thực hiện chợ giá gạo trong bốn mùa của chính phủ Yingluck lên tới 510 tỷ Baht, trong khi khoản tiền lỗ ở 11 mùa còn lại chỉ vào khoảng 163 tỷ Baht.
Hiện trong kho của chính phủ vẫn còn khoảng 19,2 triệu tấn gạo tồn, với giá trị vào khoảng 225 tỷ Baht, trong đó số tiền lỗ do gạo mục nát được ước tính vào khoảng 30 tỷ Baht.
Ông Rangsan cho biết kết luận trên của Bộ Tài chính Thái Lan sẽ sớm được chuyển lên Thủ tướng Prayuth Chan-ocha để xem xét.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/thai-lan-lo-bao-nhieu-trong-toan-bo-chuong-trinh-tro-gia-gao-2014111414003648316ca52.chn
Có thể bạn quan tâm

Vừa đọc được tin trên báo Nông Nghiệp Việt Nam, ngay ngày hôm sau tôi đã mò lên Bắc Giang để đi thăm cơ sở nuôi vịt trời đầu tiên ở Việt Nam. Đây là trại nuôi vịt trời của anh Tô Quang Dần ở bên hồ Cây Đa, thôn Đoàn Tùng, xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Gắn bó và trồng quýt nhiều năm nay, ông Phạm Văn Thí (ở ấp Bầu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được xem là một trong những người trồng quýt giỏi ở vùng này.

Ngày 28/8 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu giải mã gen một số giống lúa bản địa của Việt Nam với sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp.

Diện tích đất trồng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm dần, do nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng khác thu được lợi nhuận cao hơn.

Để chuẩn bị con giống thả nuôi trên diện tích 1ha, ông Long sử dụng bể xi măng có diện tích khoảng 700m2 để ương dưỡng 900.000 con giống tôm thẻ chân trắng 10 ngày tuổi. Hiện nay mới vào giai đoạn giữa kỳ ương dưỡng nhưng tôm ăn mạnh, lớn nhanh.