Thái Lan Có Thể Trở Lại Ngôi Vương Xuất Khẩu Gạo?

Những hoạt động xuất khẩu gạo gần đây của Thái Lan đang chứng tỏ một điều, Thái có thể quay lại ngôi vị nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới trong năm 2014.
Mất vị trí số 1 vào tay Ấn Độ trong năm 2012, ngành gạo của Thái thực sự gặp khủng hoảng khi chỉ xuất khẩu được 6,94 triệu tấn, tụt xuống hạng 3 thế giới, sau cả Việt Nam.
Năm 2013, dù đã cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu gạo bằng nhiều kế hoạch và chính sách khác nhau, nhưng lượng gạo được bán ra thị trường nước ngoài của Thái chỉ đạt khoảng 6,61 triệu tấn, kém xa mục tiêu 8 triệu tấn.
Sở dĩ Thái Lan rơi vào tình trạng trên, ngoài nguyên nhân do nguồn cung thế giới tăng cao, nhu cầu tiêu thụ giảm và sự cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, Trung Quốc ra, còn do chính sách lúa gạo trong nước không hiệu quả.
Chương trình thế chấp lúa gạo của Chính phủ Thái khiến nước này chịu một khoản lỗ khổng lồ. Chỉ tính từ cuối năm 2011 tới tháng 10/2013, Thái Lan đã lỗ khoảng 390 tỷ Baht, do giá thu mua cao hơn giá thị trường từ 40 – 50%. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của các nước khác đang giảm mạnh.
Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), lượng gạo dự trữ của Thái Lan trong năm nay có thể lên đến 14,7 triệu tấn, tăng hơn gấp đôi năm 2011.
Với kế hoạch “sẵn sàng bán gạo với bất cứ giá nào”, Chính phủ Thái đang có nhiều hoạt động tích cực trong việc giải phóng tồn kho, mặc dù giá trị xuất khẩu gạo thấp.
Từ tháng 1 đến tháng 3/2014, Thái Lan đã xuất khẩu khoảng 2,2 triệu tấn gạo, tăng 43% so với 1,54 triệu tấn gạo xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, Ấn Độ - quốc gia đang nắm vị trí số 1 xuất khẩu gạo thế giới, lại đang gặp rắc rối với các thị trường như Nigeria do thuế nhập khẩu lên đến 110%, hay Iran do vấn đề quản lý an toàn thực phẩm.
Các thương nhân cho rằng, lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ trong năm 2014 có thể sẽ giảm từ gần 10 triệu tấn năm 2013 xuống còn khoảng 8 triệu tấn.
Nhiều chuyên gia dự đoán, xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ có thể ổn định ở mức 4 triệu tấn, nhưng gạo non – basmati sẽ chỉ bán được khoảng 4 triệu tấn, giảm 38% so với năm 2013. Các thương nhân nói rằng họ không thể giảm giá thấp hơn nữa để cạnh tranh được với Thái Lan và Việt Nam.
Bên phía Việt Nam – nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới – cũng dự đoán xuất khẩu gạo trong năm 2014 sẽ bị sụt giảm trước áp lực từ Thái Lan, và sự giảm mua từ phía Trung Quốc và Châu Phi.
Có thể bạn quan tâm

“Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh phát triển trồng trọt, ngành Nông nghiệp huyện Yên Minh đã chuyển đổi thành công nhiều bộ giống cây trồng mới với năng suất, chất lượng vượt trội; phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của các địa phương. Qua đó nâng cao sản lượng lương thực, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa”. Đó là chia sẻ của đồng chí Hoàng Quang Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Minh.

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình phù hợp, nhiều nông dân đã trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.

Nhiều trà lúa Hè thu muộn khoảng 5-7 ngày tuổi ở xã Vĩnh Viễn A (huyện Long Mỹ) đột ngột bị thối rễ và chết. Nguyên nhân được ngành chuyên môn nhận định ban đầu là do ngộ độc phèn.

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bằng những cách làm hiệu quả, xã Vị Thắng đã và đang “thay da đổi thịt” từng ngày.

Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả đã và đang được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hầu hết các địa phương đều có mô hình chuyển đổi thành công, tăng đáng kể giá trị thu nhập trên cùng diện tích canh tác, bước đầu hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, giúp nông dân tăng việc làm và thu nhập...