Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thái Bình: Thanh Long Tím Malaysia Bén Rễ Trên Đất Thái Thụy

Thái Bình: Thanh Long Tím Malaysia Bén Rễ Trên Đất Thái Thụy
Ngày đăng: 26/10/2013

“Tôi dự định sẽ nhân giống thanh long tím bán cho các gia trại, trang trại bạn nhằm tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Đồng thời, sẽ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này bằng cách đứng ra làm đầu mối thu mua, bao tiêu sản phẩm, cùng bà con phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới” - Anh Trịnh Tiến Mạnh chia sẻ.

Anh Mạnh là hội viên nông dân thôn Thái Tài, xã Thụy Duyên, huyện Thái Thụy (Thái Bình). Anh Mạnh thành công với mô hình kinh tế VAC, đặc biệt được nhiều người biết đến bởi có công đưa cây thanh long ruột tím giống Malaysia về trồng và nhân rộng ở trong vùng.

Qua trợ giúp từ bạn bè đi xuất khẩu lao động, làm nhân công các trang trại trồng cây ăn quả ở Malaysia, anh tìm cách đưa giống cây thanh long ruột tím về nước qua đường tiểu ngạch. Từ số hom mua về, anh trồng 300 trụ thanh long, sau đó cây phát triển đến đâu, anh cắt cành nhân giống dần đến đó. Năm 2012, anh đã nhân lên 800 trụ và cho thu bói được 6 tấn quả, bán được 180 triệu đồng. Cùng với thu quả, anh nhân giống bán ra thị trường 1,5 vạn hom, trong đó cung ứng cho Viện Nghiên cứu rau quả - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 9000 hom, thu gần 100 triệu đồng.

Hiện tại, nhiều hộ nông dân trong huyện, trong tỉnh biết đến giống thanh long tím cũng tìm đến tận gia trại của anh mua giống về trồng, được anh hướng dẫn kỹ thuật tận tình chu đáo, đến nay nhiều vườn thanh long đã cho thu hoạch khá.

Anh Mạnh chia sẻ, do ảnh hưởng của cơn bão số 8 cuối năm ngoái nên năm nay năng suất thanh long không cao. Song do thị trường đầu ra thuận lợi, giá bán từ 30 – 40 nghìn đồng/kg nên vườn thanh long vẫn cho thu khá cao. Vợ chồng anh đang thực hiện nhiều dự định, trong đó nhân giống thanh long tím bán cho các gia trại, trang trại bạn nhằm tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Anh sẽ xây dựng thương hiệu, đứng ra làm đầu mối thu mua, bao tiêu sản phẩm, cùng bà con phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Trước khi thành công với cây thanh long ruột tím, anh Mạnh đã từng làm nghề cá và chăn nuôi lợn. Song diện tích chật hẹp, khó phát triển và mở rộng chăn nuôi do chất thải làm ảnh hưởng đến môi trường và các hộ gia đình xung quanh. Vợ chồng anh bàn nhau quyết tâm tìm nơi ổn định để phát triển kinh tế gia trại. Thực hiện chủ trương của xã là chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây, nuôi con có giá trị kinh tế cao, năm 2006, gia đình anh Mạnh được chính quyền, hội nông dân và bà con ủng hộ, giúp dồn đổi ruộng tập trung về khu đồng ven làng vốn chua trũng, cấy lúa năng suất thấp. Nhiều người lo ngại, cho rằng anh mạo hiểm khi dám bỏ ra số tiền trên 200 triệu đồng, thuê người đào ao, xây dựng chuồng trại nơi vùng đất khó

Hiện nay, với mô hình gia trại tổng hợp VAC: ao nuôi cá, vườn trồng cây, chuồng nuôi gà, lợn, anh dành một ao để thả cá thịt truyền thống như cá chép, cá chim; một ao làm cá giống phục vụ bà con trong vùng và xuất đi các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương... ; khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh duy trì nuôi trung bình mỗi lứa 70 con lợn, 1.000 gà thịt. Từ khi gia trại phát triển ổn định, mỗi năm cho thu lãi từ ao, chuồng khoảng 250 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập chính từ hơn một mẫu vườn thanh long ruột tím đã mang lại cuộc sống khấm khá cho gia đình anh Mạnh.

Ông Trần Văn Hân - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Anh Mạnh là hội viên nông dân tiêu biểu, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm. Là tấm gương tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu của hội nông dân xã, là nhân tố tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Anh Mạnh được nhiều người quý mến bởi luôn đi đầu các phong trào ở địa phương, nhiệt tình tham gia công tác xã hội; luôn tận tình giúp đỡ hội viên và mọi người cùng phát triển kinh tế.

Thanh long ruột tím có nhiều ưu điểm như: hình thức quả đẹp, màu ruột lạ, ngon hơn thanh long ruột trắng; dễ trồng, ít sâu bệnh; hợp với đất chua, bạc màu; thời gian sinh trưởng dài, kỹ thuật chăm sóc đơn giản; tiết kiệm được quỹ đất, cho thu quả nhiều lứa/năm…


Có thể bạn quan tâm

Hàng Thủy Sản Trong Nước Có Hay Không Việc Sử Dụng Chất Cấm? Hàng Thủy Sản Trong Nước Có Hay Không Việc Sử Dụng Chất Cấm?

Trong khi thủy sản xuất khẩu phải đáp ứng các rào cản khắt khe về an toàn vệ sinh thì thủy sản tiêu thụ trong nước lại gần như không bị ràng buộc rào cản nào.

11/04/2014
500 Hộ Chăn Nuôi Sẽ Được Cấp Giấy Chứng Nhận Viet GAHP 500 Hộ Chăn Nuôi Sẽ Được Cấp Giấy Chứng Nhận Viet GAHP

Theo ông Phan Minh Báu, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Lifsap Đồng Nai, trong năm 2014, ban quản lý sẽ phối hợp với các ban, ngành liên quan lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá cấp chứng nhận VietGAP cho khoảng 500 hộ áp dụng quy trình GAHP (quy trình thực hành chăn nuôi tốt) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

11/04/2014
Ngã Năm (Sóc Trăng) Kiểm Soát Tốt Đàn Vịt Chạy Đồng Ngã Năm (Sóc Trăng) Kiểm Soát Tốt Đàn Vịt Chạy Đồng

Hiện nay, huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) đã thu hoạch gần 70% diện tích lúa đông xuân; theo đó, đàn vịt của địa phương chạy đồng nơi khác cũng trở về khá đông, chính quyền và ngành chức năng đang tiến hành kiểm soát chặt chẽ số đàn vịt trên địa bàn

11/04/2014
Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Vịt Khép Kín Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Vịt Khép Kín

Ông Hồ Văn Ngọ, ở thôn Hoài Nhơn (xã Phước Hậu, Ninh Phước - Ninh Thuận) được người dân trong xã nhắc tới bằng cái tên “vua vịt” bởi mỗi năm, ông thu về hàng trăm triệu đồng nhờ mô hình nuôi vịt khép kín: Nuôi vịt đẻ lấy trứng, ấp trứng, bán vịt con...

11/04/2014
Làm Giàu “Chậm Mà Chắc” Với Chăn Nuôi Gia Công Làm Giàu “Chậm Mà Chắc” Với Chăn Nuôi Gia Công

Về thôn Tiên Xá, xã Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, chúng tôi được ông chủ trang trại Ngô Văn Tốn hồ hởi giới thiệu khu chăn nuôi hiện đại, khép kín với hơn 1000 con lợn nái chăn nuôi gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. 10 năm qua, sự liên kết với doanh nghiệp này đã giúp ông Tốn có thể “bình tĩnh” trước những cơn biến động giá của thị trường.

11/04/2014