Thách Thức Và Cơ Hội Phát Triển Ca Cao Bền Vững Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tại Bến Tre, Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” vừa tổ chức Hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.
Tham dự hội thảo có lãnh đạo, đại diện của Cục Trồng trọt, Sở NN&PTNT các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long và các tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực ca cao cùng một số nông dân trồng ca cao.
Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” được Bộ NN&PTNT phê duyệt và giao Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” thuộc Cục Trồng trọt quản lý và triển khai.
Hội thảo tập trung đánh giá, phân tích thực trạng phát triển ca cao và thực trạng truyền thông trong ngành hàng ca cao ở Bến Tre; phân tích nguyên nhân thành công, khó khăn trong trồng ca cao thời gian qua, từ đó thảo luận đưa ra các giải pháp khắc phục; đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển ca cao bền vững cho khu vực ĐBSCL.
Đặc biệt, thời gian qua, cây ca cao phải đối mặt với các cây trồng cạnh tranh khác đã được canh tác lâu năm tại địa phương cũng như tâm lý hoài nghi của người trồng trong những thời điểm giá cả biến động.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng, các đại biểu cho rằng, cũng như các loại cây trồng khác trong giai đoạn khởi đầu, các biện pháp kỹ thuật phù hợp để canh tác ca cao hiệu quả cần được nghiên cứu thêm; nông dân cần làm quen với kỹ thuật chăm sóc, sơ chế và thăm dò thị trường, cũng như hình thành các mối liên kết bền chặt giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ca cao.
Việc xác định chủ trương đúng đắn cùng với sự chỉ đạo sát của tỉnh là một điều kiện tiên quyết góp phần cho việc phát triển ca cao. Việc phát triển thị trường và hệ thống thu mua sâu rộng cũng cần được lưu ý để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp để phát triển và đa dạng hóa sản phẩm; có sự chia sẻ trách nhiệm và rủi ro giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp thu mua với người trồng ca cao.
Các thông tin liên quan đến kỹ thuật, đầu tư, thị trường, chính sách và hỗ trợ của Nhà nước cần được chia sẻ một cách nhanh chóng, chính xác, khách quan, giúp người trồng tiếp cận được dễ dàng, thường xuyên. Đây được cho là những điều kiện cần và đủ để phát triển ngành hàng ca cao bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh thế mạnh về thủy sản, thời gian qua, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) còn chú trọng phát triển đàn vật nuôi, nhất là nuôi bò, nuôi dê sinh sản, giúp cải thiện cuộc sống người dân.

Vùng cực nam Trung Bộ vừa trải qua một vụ nóng hạn tồi tệ. Cuộc sống con người bị chao đảo vì thiếu nước. Những cánh đồng nứt nẻ, cây trồng héo khô. Nhiều đàn gia súc ốm o, xơ xác vì khát. Những hình ảnh này gợi lên suy nghĩ về nhu cầu khẩn thiết là nước ngọt cho chăn nuôi.

Không chỉ mất cân đối về quy hoạch giữa nguồn lương thực xuất khẩu và nguồn nguyên liệu chăn nuôi trong nước, gây những xáo trộn mà những quan sát mới nhất từ các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, vị thế cây lúa đã qua “thời gái son”, không chỉ thị trường xuất khẩu co hẹp mà còn đang làm sụt giảm đà tăng trưởng của ngành nông nghiệp...

Những năm qua, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đều hướng người chăn nuôi sản xuất theo hướng tập trung, chăn nuôi trang trại, công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ vẫn duy trì và hằng năm cung ứng một sản lượng không nhỏ phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT khẳng định tiếp tục bám sát mục tiêu đề ra, song vẫn có những hỗ trợ cần thiết cho chăn nuôi nhỏ lẻ, từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

Trong những năm gần đây, việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thích hợp vào nuôi thủy sản ngày càng phát triển tích cực, đặc biệt là việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học vì giúp nâng cao sức tăng trưởng, đề kháng của tôm, cá và hạn chế việc lưu tồn mầm bệnh trong nước, giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trường.