Thách Thức Và Cơ Hội Phát Triển Ca Cao Bền Vững Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tại Bến Tre, Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” vừa tổ chức Hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.
Tham dự hội thảo có lãnh đạo, đại diện của Cục Trồng trọt, Sở NN&PTNT các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long và các tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực ca cao cùng một số nông dân trồng ca cao.
Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” được Bộ NN&PTNT phê duyệt và giao Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” thuộc Cục Trồng trọt quản lý và triển khai.
Hội thảo tập trung đánh giá, phân tích thực trạng phát triển ca cao và thực trạng truyền thông trong ngành hàng ca cao ở Bến Tre; phân tích nguyên nhân thành công, khó khăn trong trồng ca cao thời gian qua, từ đó thảo luận đưa ra các giải pháp khắc phục; đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển ca cao bền vững cho khu vực ĐBSCL.
Đặc biệt, thời gian qua, cây ca cao phải đối mặt với các cây trồng cạnh tranh khác đã được canh tác lâu năm tại địa phương cũng như tâm lý hoài nghi của người trồng trong những thời điểm giá cả biến động.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng, các đại biểu cho rằng, cũng như các loại cây trồng khác trong giai đoạn khởi đầu, các biện pháp kỹ thuật phù hợp để canh tác ca cao hiệu quả cần được nghiên cứu thêm; nông dân cần làm quen với kỹ thuật chăm sóc, sơ chế và thăm dò thị trường, cũng như hình thành các mối liên kết bền chặt giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ca cao.
Việc xác định chủ trương đúng đắn cùng với sự chỉ đạo sát của tỉnh là một điều kiện tiên quyết góp phần cho việc phát triển ca cao. Việc phát triển thị trường và hệ thống thu mua sâu rộng cũng cần được lưu ý để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp để phát triển và đa dạng hóa sản phẩm; có sự chia sẻ trách nhiệm và rủi ro giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp thu mua với người trồng ca cao.
Các thông tin liên quan đến kỹ thuật, đầu tư, thị trường, chính sách và hỗ trợ của Nhà nước cần được chia sẻ một cách nhanh chóng, chính xác, khách quan, giúp người trồng tiếp cận được dễ dàng, thường xuyên. Đây được cho là những điều kiện cần và đủ để phát triển ngành hàng ca cao bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, Trạm Khuyến Nông lâm ngư (KNLN) thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) đã thực hiện mô hình trồng nấm rơm và tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho 30 hộ dân ở phường Thủy Lương và phường Thủy Phương thực hiện mô hình.

Cùng chung niềm đam mê công việc trồng nấm, ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông lâm TP.HCM, chuyên ngành công nghệ sinh học năm 2012, Cao Ngọc Hải và Bồ Bảo Giang đã xây dựng trang trại trồng nấm linh chi và nấm bào ngư. Bằng sự năng động và vốn kiến thức tích lũy được trong 4 năm đại học, hai chàng trai đã thành công với nghề trồng nấm.

Nhờ áp dụng những phương pháp canh tác tiên tiến, hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội đã trồng thành công các loại rau ôn đới vào mùa hè, thu nhập lên tới cả tỷ đồng/ha/năm.

Theo TS. Kozai Naoko, thành viên của dự án Nghiên cứu quốc tế phát triển sầu riêng (Trung tâm nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản - JIRCAS), đến nay, danh lục sầu riêng của Thái Lan vẫn chỉ dừng lại ở các tên sầu riêng monthong (gối vàng), Gan yao (cán dài) và Channe, chưa thấy Chanbury 1 (tên của giống sầu riêng mới không mùi, công bố năm 2007).

Có một thời gian do nhiều yếu tố như thị trường không ổn định, người dân thiếu quan tâm, nhiều diện tích cam bị già cỗi, sâu bệnh, vùng cam Bắc Quang và một số vùng trồng cam trong tỉnh Hà Giang bị suy giảm diện tích. Từ đó, làm lãng phí một tiềm năng và một đặc sản vốn là niềm tự hào của đất Hà Giang. Với chủ trương phục hồi và phát triển các diện tích cam, quýt, huyện Bắc Quang đã và đang quan tâm, chú trọng đến vấn đề chất lượng nhằm không chỉ phục hồi mà còn đưa trái cam sành Bắc Quang không ngừng vươn xa...