Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thạch Rươl Giỏi Làm Ăn

Thạch Rươl Giỏi Làm Ăn
Ngày đăng: 13/03/2014

Nông dân Thạch Rươl ngụ ấp 5, xã Vĩnh Trung (Vị Thủy, Hậu Giang) nổi tiếng gần xa là người vừa có chí làm ăn lại vừa là người dễ mến.

Cũng nhờ vậy mà ông Rươl được đồng bào Khmer trong ấp tin cậy, có việc khó khăn là nhờ ông giúp đỡ… Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà rộng rãi và thoáng mát, ông Rươl bộc bạch: Ngày trước, gia đình ông cũng như phần lớn bà con ở đây còn khó khăn, làm đủ ăn là mừng.

Năm 2010, ông Rươl đã mạnh dạn vay tiền đầu tư xây 1 lò sấy lúa, không ngờ ngay vụ lúa đầu tiên đã mang lại hiệu quả cao, khách hàng đến sấy lúa rất nhiều, không chỉ bà con ở trong vùng mà các vùng lân cận đã đem lúa về lò của ông để sấy.

Ông Rươl kể: “Trước khi làm tui cũng đắn đo và đi xem ở nhiều nơi lắm, rồi tui quyết tâm vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tui nghĩ có làm, có sai rồi mới có thành công được”. Ban đầu ông đầu tư xây 1 lò sấy với công suất 10 tấn, về sau ông mạnh dạn đầu tư thêm 1 lò sấy nữa với công suất 20 tấn. “Việc xây thêm lò sấy vừa để đáp ứng nhu cầu của bà con vừa giúp gia đình tui có thêm thu nhập từ việc mua lúa và đem sấy, rồi bán cho thương lái” - ông Rươl bộc bạch.

Hiện tại gia đình ông có 5ha trồng lúa, mỗi năm làm 3 vụ, ông Rươl cho hay: “Mỗi năm từ canh tác lúa gia đình tui cũng lãi được gần 200 triệu đồng. Riêng 6 tháng đầu năm, thu lãi từ canh tác lúa và làm lò sấy lúa cũng đạt khoảng 500 triệu đồng. Thu nhập gia đình tui nói chung là ổn định, con cái cũng được học hành đến nơi đến chốn, vợ chồng tui mừng lắm”.

Ngoài công việc đồng áng, rồi bận rộn với 2 lò sấy lúa là vậy, mà ông Rươl còn nằm trong ban quản trị chùa Khêmarappaphe (người dân hay gọi là chùa 14 ngàn). Ông Rươl kể: “Ở gần chùa cũng có mấy đứa thanh niên nó hay rong chơi rồi không có nghề nghiệp, tui cũng hay khuyên răn. Với tuổi trẻ mình phải uốn nắn từ từ, và phải có sự kề cận thân thiết thì mình nói lẽ phải họ mới nghe”.

Ông Lê Hoàng Nhân – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Trung chia sẻ: “Ông Thạch Rươl là một nông dân dân tộc Khmer tiêu biểu, là hộ có đầu tư phát triển kinh tế ổn định và giải quyết việc làm cho khoảng 25 lao động tại địa phương. Đối với xóm làng, ông lúc nào cũng là một người được mọi người thương mến”.


Có thể bạn quan tâm

Hoàng Su Phì tập trung các giải pháp triển khai sản xuất vụ Mùa Hoàng Su Phì tập trung các giải pháp triển khai sản xuất vụ Mùa

Từ đầu năm đến nay, nắng nóng kéo dài đã gây ra hạn hán ở nhiều địa phương, trong đó có huyện Hoàng Su Phì, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là vụ Mùa. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, huyện Hoàng Su Phì đã và đang tập trung vật tư, nguồn lực với quyết tâm hoàn thành thắng lợi sản xuất vụ Mùa năm 2015.

11/08/2015
Đột phá trong chăn nuôi bò sữa ở Tiên Du Đột phá trong chăn nuôi bò sữa ở Tiên Du

Toàn huyện Tiên Du, Bắc Ninh hiện có hơn 400 con bò, bê sữa. Chăn nuôi bò sữa đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho một bộ phận nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đa dạng hoá ngành nghề ở nông thôn.

11/08/2015
Ra Hà Nội, chanh miền Nam tăng giá 200 lần Ra Hà Nội, chanh miền Nam tăng giá 200 lần

Chanh tươi đang được bán tại Hà Nội với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg tại các chợ lẻ, còn nếu bán theo quả thì 2.000 đồng/quả. Nếu so với giá gốc tại Đồng Tháp, chanh đã đắt gấp 200 lần.

11/08/2015
250ha lúa ở Quảng Bình bị chuột phá hoại 250ha lúa ở Quảng Bình bị chuột phá hoại

Tại tỉnh Quảng Bình, hiện nay các diện tích lúa tái sinh đã được tiến hành thu hoạch.

11/08/2015
Trồng dây thuốc cá để bảo vệ tôm, diệt sâu bệnh Trồng dây thuốc cá để bảo vệ tôm, diệt sâu bệnh

Không chỉ tiêu diệt các loài cá tạp để bảo vệ tôm, dây thuốc cá còn làm mát nguồn nước để kích thích tôm lột vỏ đồng loạt, giúp diệt các loài sâu bệnh trên rau màu.

11/08/2015