Thạch Cảnh Vượt Lên Chính Mình

Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Thạch Cảnh (người khmer) ở ấp Thạnh An Tư, xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã “vượt lên chính mình” để có cuộc sống sung túc...
Khi chúng tôi hỏi đường đến nhà anh Thạch Cảnh thì bà con ai cũng biết bởi vợ chồng anh nổi tiếng cần cù, siêng năng, chăm chỉ lao động ở ấp này. Anh Thạch Cảnh kể: Trước đây anh đi bộ đội ở chiến trường Campuchia.
Sau khi giải ngũ về quê cưới vợ nhưng gia đình nghèo quá không có tấc đất cắm dùi. Bởi thế cuộc sống vợ chồng anh “tha hương cầu thực”, quanh năm suốt tháng chỉ biết đi cắt lúa mướn, làm thuê khắp nơi để có cái ăn hàng ngày. Thấy vậy, một người bà con bên vợ đã cho vợ chồng anh đất để cất nhà. Và niềm vui nhân đôi khi vợ anh, chị Trần Thị Trang sinh đứa con gái đầu lòng.
Tuy nhiên, niềm vui chưa được tày gang thì con gái anh có biểu hiện bất thường, sau đó các bác sĩ xác định con anh bị nhiễm chất độc da cam (có thể là hậu quả khi anh ở chiến trường Campuchia).
Nhằm chia sẻ sự khó khăn của gia đình anh Thạch Cảnh, đầu năm 2010, Nhà nước đã tặng gia đình anh 2 con bò để nuôi. Với tính cần cù, chịu học hỏi, chăm sóc đúng kỹ thuật nên đến đầu năm 2013 đàn bò của anh đã được 4 con.
Anh Cảnh bán một con bò giá 20 triệu đồng để lấy số tiền này mua máy gặt đi thu hoạch lúa mướn cho bà con trong vùng. Nhờ có chiếc máy này mà thu nhập hàng tháng của gia đình anh cũng được từ 6 – 8 triệu đồng. “Cuối năm nay đàn bò nhà tôi sẽ tăng lên 6 con. Ngoài ra tôi còn mua được miếng đất để trồng lúa…” - anh Thạch Cảnh hồ hởi khoe.
Nhờ tính cần cù, chất phác mà giờ gia đình an Thạch Cảnh có cuộc sống khá đầy đủ, có đất trồng lúa, có đàn bò, có thu nhập hàng ngày ổn định. Tấm gương “vượt lên chính mình” của anh Thạch Cảnh đã làm cho nhiều người nể phục…
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt quy hoạch ngắn hạn vùng nuôi tôm chân trắng lót bạt ven biển tại 2 huyện Thăng Bình và Núi Thành giai đoạn 2014-2018.

Từ đầu vụ đến nay, tỉnh Phú Yên khai thác trên 1.900 tấn cá ngừ đại dương, gần bằng 42% sản lượng của cả năm 2013. Đặc biệt, trong hai tuần qua, ngư dân Phú Yên trúng lớn cá ngừ đại dương với khoảng 70% tàu cá có lãi. Mỗi chuyến biển dài ngày, một tàu cá đánh bắt được bình quân từ 1,5 đến ba tấn cá ngừ, sau khi trừ chi phí, mỗi tàu thu lãi từ 100 đến 170 triệu đồng. Nhờ vậy mà mỗi thuyền viên đi biển trong khoảng thời gian một tháng cũng có thu nhập từ năm đến sáu triệu đồng.

Ngày 4/4, tại Vĩnh Long, hội thảo về “Ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long” được Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long phối hợp với các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và các chuyên gia ở Malaysia tổ chức.

Anh Sơn là huyện có diện tích ngô lớn nhất tỉnh, với 3.200 ha được sản xuất 2 vụ chính trong năm và khoảng 1.000 ha ngô vụ 3, tổng sản lượng thu hoạch hàng năm hơn 30.500 tấn ngô hạt. Với tiềm năng này, ngô Anh Sơn không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho địa bàn nội huyện mà còn xuất bán ra các địa phương khác, đem lại nguồn thu đáng kể cho nông dân.

Trong các nội dung của Nghị quyết 7, (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phát triển sản xuất toàn diện theo hướng hiện đại là một vấn đề cốt yếu làm tiền đề để thực hiện chiến lược nông dân, nông thôn.