Thạc Sĩ Làm Giàu Từ Trồng Nấm

Bỏ ngoài tai lời khuyên can của gia đình, thạc sĩ Văn Tiến Hựu (ở 118 An Dương Vương, TP.Huế) chuyển sang trồng nấm, dù đã có 7 năm làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Anh Hựu cho biết: “Tôi học Đại học Nông lâm Huế, ra trường làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chờ đến tháng lãnh lương mới có tiền phụ giúp gia đình. Sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi quyết làm giàu từ nấm”.
Năm 2013, anh lập trang trại và lên kế hoạch trồng nấm bằng nguồn vốn tự thân và vay mượn của người thân tổng cộng được 200 triệu đồng. Anh mạnh dạn thuê đất Hợp tác xã Thủy Dương, mở rộng khu nhà trồng nấm, đầu tư hệ thống lò hấp. Khu nhà xưởng gia đình được xây dựng kiên cố và rộng rãi ngay trên trục đường chính của xã Thủy Dương, thị xã Hương Thủy với diện tích nhà xưởng 500m2. Trên diện tích này, anh ươm trồng trên 7.000 bịch nấm, trong đó nấm sò trên 5.000 bịch, còn lại là nấm linh chi và mộc nhĩ. Mô hình trồng nấm của anh đã thành công.
Khi được hỏi về bí quyết trồng nấm, anh Hựu vui vẻ chia sẻ: “Trồng nấm rơm không khó nhưng đòi hỏi người trồng phải siêng năng, chịu khó từ khâu thu gom rơm rạ cho đến xử lý, tưới nước, chuẩn bị đất, phân liếp, chăm sóc... Hiện, mỗi ngày anh thu hoạch 35-40kg nấm sò, thu về 700.000 đồng. Còn mộc nhĩ, nấm linh chi mỗi ngày 2.000.000 đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, anh còn giải quyết cho 4 lao động ở địa phương có việc làm ổn định, với mức lương từ 2,2 – 2,5 triệu/người/tháng.
Theo anh Hựu, trồng nấm phải rất tỷ mỷ, kiên trì, biết quan sát các thời kỳ phát triển của nấm để có sự can thiệp kịp thời. Ngoài ra, việc quan sát để điều chỉnh độ ẩm cũng quan trọng không kém, việc thu hoạch quá sớm hay quá muộn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nấm.
Nhìn trại nấm của anh Hựu, chúng tôi thầm cảm phục ý chí, nghị lực của thạc sĩ trẻ không cam chịu đói nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Giá thức ăn viên (thức ăn công nghiệp) tiếp tục tăng; giá bán cá tra nguyên liệu lại giảm đã đẩy người nuôi cá tra rơi vào khó khăn. Để đối phó với áp lực lỗ vốn, nhiều hộ nuôi quyết định chuyển sang cho ăn thức ăn tự chế để cầm cự.

Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có đàn heo trên 400.000 con. Từ việc nuôi heo dạng gia đình (mỗi hộ chỉ vài con), trong những năm gần đây, người chăn nuôi chuyển dần sang nuôi qui mô theo hình thức trang trại.

Theo đó, trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long, thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, đã khảo nghiệm hiệu quả sử dụng bóng compact chống ẩm Điện Quang 20W thay thế cho đèn sợi đốt 60W để xử lý thanh long ra hoa trái vụ trên quy mô 1 ha ở vườn thanh long 3 tuổi, tại trạm thực nghiệm thanh long Hàm Minh. Sau 19 ngày thắp đèn, mỗi đêm trung bình 10 giờ đã cho kết quả: so với sử dụng bóng sợi đốt 60W thì bóng compact chống ẩm 20W có khả năng tiết kiệm 2/3 lượng điện năng tiêu thụ, giảm tỉ lệ bóng hư hỏng khi gặp mưa gió từ 7,8% xuống 0,5%.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (TTKNKN) Hà Tĩnh thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm trong ao đất tại xã Đức Lạng - huyện Đức Thọ. Đây là đối tượng trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh xây dựng ở một số địa phương như: huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và đã cho kết quả tốt về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật nuôi.

Để giúp cá mau lớn, giảm rủi ro bệnh tật, hiện nay nhiều “đại gia” nuôi cá tra ở miền Tây thuê hẳn cả đội ngũ “ôsin” hút bùn chuyên nghiệp, chỉ cáng đáng mỗi việc “tẩy” sạch chất cặn bã dưới đáy ao.