Thả Trên 35 Ngàn Cặp Ong Ký Sinh Phòng Trừ Rệp Sáp Bột Hồng

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rệp sáp bột hồng trên cây mì gây ra, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành kết hợp cùng Chi cục BVTV tỉnh Tây Ninh tổ chức thả ong ký sinh để phòng trừ rệp sát bột hồng.
Tính đến ngày 25.2, tổng cộng huyện đã thả 35.200 cặp ong ký sinh trên 57 ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng tại các xã An Bình, Trí Bình, An Cơ, Thanh Điền, Hảo Đước, Biên Giới và thị trấn Châu Thành.
Trạm BVTV huyện khuyến cáo nông dân không nên phun thuốc hóa học vào những diện tích mì đã được thả ong ký sinh. Việc sử dụng thuốc hóa học để phun trừ rệp sáp bột hồng đem lại hiệu quả rất thấp, do rệp sáp sống ở những vị trí kín trên cây mì.
Ngoài ra, ở các khu vực bị nhiễm nhẹ chưa được thả ong ký sinh, Trạm BVTV khuyến khích nông dân phòng trị bằng cách ngắt bỏ đọt cây bị nhiễm rồi bỏ vào túi nylon đem đốt, kết hợp bón phân cân đối, tưới nước đầy đủ. Khi sử dụng thuốc, cần lưu ý đúng nguyên tắc.
Được biết, vụ Đông xuân 2013-2014 toàn huyện Châu Thành xuống giống cây mì được 4.769 ha, đạt 100% so với kế hoạch, trong đó có 57 ha bị nhiễm rệp sáp bột hồng mức độ nhẹ.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều hộ nuôi cá lồng, bè bị chết hàng loạt đã gây thiệt hại nặng nề, nguyên nhân được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm. Thiệt hại này hoàn toàn có thể tránh được nếu cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý các dấu hiệu bất thường trong môi trường nước ở khu vực nuôi cá cho người dân.

Hiện nay, diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng toàn tỉnh Cà Mau đạt trên 1.200 ha, phấn đấu đến năm 2015 đạt 1.800 ha và 2.100 ha vào năm 2020. Đồng thời, bảo tồn và phát triển các loại cá đồng khoảng 8.000 ha (chủ yếu là cá lóc).

Là vùng chuyên canh màu, nông dân xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng canh tác rất nhiều loại, trong đó cây đậu phộng đã chứng tỏ ưu thế hơn hẳn do đặc tính ngắn ngày, dễ trồng, năng suất cao, giá cả ổn định. Do đó nhiều năm nay, cây đậu phộng đã rất quen thuộc với nông dân Đại Tâm và đã giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Quyết tâm phát triển kinh tế gia đình từ nghề trồng cây tắc và với sự giúp đỡ của Hội Nông dân xã Hòa Long, gia đình anh Nguyễn Văn Ngay (SN 1961, ở tổ 15 ấp Đông, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) đã vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Thời gian gần đây, tại các chợ dân sinh cũng như vỉa hè Thủ đô xuất hiện rất nhiều điểm kinh doanh “cam Hà Giang”. Loại cam này có đặc điểm vỏ mỏng, màu xanh hoặc xanh ngả vàng, tép cam màu vàng chanh rất bắt mắt, mọng nước và không có hạt.