Thả Trên 35 Ngàn Cặp Ong Ký Sinh Phòng Trừ Rệp Sáp Bột Hồng

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rệp sáp bột hồng trên cây mì gây ra, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành kết hợp cùng Chi cục BVTV tỉnh Tây Ninh tổ chức thả ong ký sinh để phòng trừ rệp sát bột hồng.
Tính đến ngày 25.2, tổng cộng huyện đã thả 35.200 cặp ong ký sinh trên 57 ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng tại các xã An Bình, Trí Bình, An Cơ, Thanh Điền, Hảo Đước, Biên Giới và thị trấn Châu Thành.
Trạm BVTV huyện khuyến cáo nông dân không nên phun thuốc hóa học vào những diện tích mì đã được thả ong ký sinh. Việc sử dụng thuốc hóa học để phun trừ rệp sáp bột hồng đem lại hiệu quả rất thấp, do rệp sáp sống ở những vị trí kín trên cây mì.
Ngoài ra, ở các khu vực bị nhiễm nhẹ chưa được thả ong ký sinh, Trạm BVTV khuyến khích nông dân phòng trị bằng cách ngắt bỏ đọt cây bị nhiễm rồi bỏ vào túi nylon đem đốt, kết hợp bón phân cân đối, tưới nước đầy đủ. Khi sử dụng thuốc, cần lưu ý đúng nguyên tắc.
Được biết, vụ Đông xuân 2013-2014 toàn huyện Châu Thành xuống giống cây mì được 4.769 ha, đạt 100% so với kế hoạch, trong đó có 57 ha bị nhiễm rệp sáp bột hồng mức độ nhẹ.
Có thể bạn quan tâm

Tin từ các các chủ trại nuôi heo trên địa bàn huyện Long Thành (Đồng Nai) cho biết, so với thời điểm giáp tết, giá heo hơi bán tại trại đã giảm từ 5 triệu đồng/tạ xuống còn 4,9 triệu đồng/tạ.

Chim trĩ là loài chim quí hiếm, được một số nông dân miền núi và vùng Đông Nam bộ nuôi nhiều trong vài ba năm trở lại đây. Trong lúc nhiều mặt hàng nông sản khác tiêu thụ bấp bênh thì chim trĩ luôn cho hiệu quả kinh tế ổn định ở mức cao. Hiện tại, một số nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chú trọng đầu tư nuôi giống chim này.

Những người làm công tác đoàn ở huyện Lục Nam (Bắc Giang) ai cũng biết chàng thanh niên Nguyễn Thế Thương, Bí thư Đoàn xã Trường Sơn, một người vừa ham mê công tác xã hội, vừa làm kinh tế giỏi.

Ông Nguyễn Đình Lộc (thôn 3, xã Đạ Ròn, Đơn Dương, Lâm Đồng) đang sở hữu gần 5.000m2 cà phê robusta cho năng suất cao (bình quân khoảng 5 tạ/sào), hàng năm mang về thu nhập cho gia đình trăm triệu đồng.

Theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, năm 2014, toàn tỉnh sẽ phát triển đàn gia súc, gia cầm gần 3 triệu con. Trong đó, đàn heo sẽ phát triển với số lượng 230.000 con; gia cầm 2,6 triệu con; đàn trâu, bò, dê đạt 6.200 con...