Thả Nuôi Tôm Sú, Tôm Chân Trắng Từ Đầu Tháng 3 Ở Khánh Hòa

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vụ nuôi tôm sú năm nay, người dân chỉ nên thả nuôi 1 vụ, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7. Đối với tôm chân trắng, có thể nuôi 2 vụ, vụ 1 bắt đầu từ cuối tháng 3, vụ 2 kết thúc trước tháng 11. Về mật độ nuôi, đối với tôm sú có thể nuôi từ 20 đến 25 con giống/m2; đối với tôm chân trắng vụ 1 nên thả với mật độ từ 80 đến 100 con giống/m2, vụ 2 thả thưa hơn với mật độ từ 60 đến 80 con giống/m2.
Chi cục khuyến cáo, tôm giống trước khi thả nuôi cần được kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm; trước khi thả tôm 5 - 10 ngày, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết; không sử dụng các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường thủy sản có chứa Cypermethrin, Deltamethrin mà nên sử dụng vôi, Saponin diệt tạp, giáp xác trong quá trình cải tạo ao... Ngoài ra, trong quá trình nuôi, người dân không sử dụng các loại hóa chất và kháng sinh cấm; khi phát hiện tôm có dấu hiệu không bình thường, có hiện tượng chết bất thường trong ao nuôi, phải báo ngay cho các hộ xung quanh và cơ quan chức năng biết để xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Bà Nhuẫn cho biết mình đã trồng loại rau này được 3 năm nay. Bà cũng không ngờ, rau nhút lại cho bà lợi nhuận cao như vậy. Trồng rau nhút lãi 300 triệu đồng/năm

Từ khi ông tự làm được meo giống nấm và sáng chế ra thiết bị bảo đảm tối đa nhiệt khử trùng phôi nấm khiến tỷ lệ bịch phôi đạt thành phẩm tăng đến gần 100%

Để có được thịt lợn sạch tiêu thụ ra thị trường, ông Hà Trọng Tuấn đã trộn thêm một số loại thảo dược, giun quế vào khâu chế biến thức ăn cho đàn lợn.

Bỏ việc với mức lương hấp dẫn, kỹ sư Ngô Hữu Anh Khôi (Vĩnh Long) cùng vợ về quê tự chế mô hình trồng rau thủy canh, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang trở thành hướng phát triển giúp nhiều người dân vươn lên làm giàu.