Thả Hơn 3 Vạn Cá Giống Xuống Thượng Nguồn Sông Gianh

Ngày 19-6, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản ở lưu vực thượng nguồn sông Gianh, tại bến đò Phú Hội, thuộc thôn Hồng Sơn, xã Thạch Hóa (Tuyên Hóa).
Ngay sau lễ phát động, đại diện lãnh đạo các sở, ngành và các địa phương cùng bà con nông dân đã thả hơn 3 vạn con cá giống xuống sông Gianh. Trong đó, 7.000 cá mè trắng, 7.000 cá mè hoa, 7.000 cá chép lai 3 máu, 9.000 cá rô phi Đài Loan dòng GIF.
Thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản ở lưu vực thượng nguồn sông Gianh.
Hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng là bổ sung giống loài thủy sản bản địa tại các lưu vực sông và hồ nhằm tạo điều kiện để thủy sản sinh trưởng và phát triển, đồng thời tạo nguồn lợi phát tán ra bên ngoài thủy vực khác. Bên cạnh đó, còn giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng cư dân về giá trị tài nguyên thủy sản, bảo vệ môi trường tự nhiên.
Có thể bạn quan tâm

Theo Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang, dự án sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP giai đoạn 2 năm 2013-2014 sẽ được triển khai tại xã Mỹ Tịnh An của huyện Chợ Gạo.

Cây dưa hấu đã làm thay đổi đời sống ở một vùng quê từ đói nghèo sang khá, đó là phải nói đến xã Đồng Việt, Yên Dũng (Bắc Giang). Đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống từ 27% năm 2005, xuống còn dưới 10%. Điển hình như gia đình ông Trần Văn Khu, Trần Văn Thanh, Trần Văn Khánh...

Mấy năm gần đây, tại đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài, xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu, phong trào nuôi tôm hùm phát triển mạnh mẽ và ổn định. Nhờ vậy, nghề nuôi tôm hùm trong lồng đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, mở ra một hướng đi mới cho người dân trong huyện Sông Cầu nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung.

Qua 6 km đường đất vòng vèo uốn lượn, chúng tôi đến thăm mô hình trang trại của gia đình anh Hoàng Văn Bổn- Dân tộc Tày, trang trại của anh vắt vẻo trên đỉnh núi Khău Choong ở Nghĩa Đô (Bảo Yên- Lào Cai), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng và khâm phục ý chí quyết tâm làm giàu của anh.

Rời quê Vĩnh Phúc lên xã Sam Mứn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) lập nghiệp cách đây hơn chục năm trước, thời gian đầu rất gặp rất nhiều khó khăn do không nhà cửa, không đất sản xuất, với chút vốn ít ỏi và vài chục con vịt giống mang theo để bán, anh Phan Văn Mão đành phải dựng lán ở bờ sông Nậm Rốm để mưu sinh bằng nghề bán vịt giống. Đến nay anh đã trở thành chủ trang trại vịt lớn nhất Điện Biên.