Thả hơn 10 tấn cá giống xuống kênh Tàu Hủ Bến Nghé

Các loại cá được thả xuống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé hôm nay là: Cá chép, cá trê, cá rô phi và cá điêu hồng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thả cá xuống dòng kênh này nhằm cải thiện môi trường nước và nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Ông Nguyễn Duy Đông, cán bộ kiểm ngư thuộc Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP HCM cho biết, những lần thả và bắt trước đó cho thấy cá ở đây sống được, phát triển tốt, có những con cá điêu hồng, cá chép, cá trê rất lớn.
“Tôi mong rằng người dân thành phố cùng chúng tôi bảo vệ các loại thủy sản, bảo vệ môi trường, không đánh lưới, không dùng xung điện, kích điện và những ngư cụ đánh bắt mang tính hủy diệt trên dòng kênh này,” ông Đông chia sẻ.
Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé chảy qua 7 quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh. Cách đây 10 năm, dòng kênh này từng bị ô nhiễm nặng nề. Với sự đầu tư hơn 22 ngàn tỷ đồng để cải tạo, đến nay dòng kênh này đã hồi sinh.
Phân tích mẫu nước ở đây cho thấy, các chỉ tiêu quan trọng như: Oxy hòa tan trong nước, độ PH đạt tiêu chuẩn cho phép, không phát hiện kim loại nặng, có thể đảm bảo cho các loại cá sinh trưởng và phát triển./.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp người chăn nuôi có đầu ra ổn định và hướng tới mục tiêu cung cấp những sản phẩm chăn nuôi chất lượng, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã chủ động làm "cầu nối" để các cơ sở giết mổ và doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm ký kết hợp tác với cơ sở chăn nuôi trên địa bàn TP.

Trúng đậm phải kể đến tàu cá của ngư dân Huỳnh Sỹ, chỉ một mẻ lưới đã thu hơn 5 tấn cá sòng. Sau khi trừ chi phí, ông lãi gần 20 triệu đồng, ngư dân đi bạn được chia 4 triệu đồng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay toàn tỉnh thả nuôi trên 70.000/89.000ha tôm, đạt gần 79% kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ. Trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp là 702ha, quảng canh cải tiến trên 13.740ha và tôm-lúa là 55.780ha.

Nắng nóng kéo dài, cùng với việc bất cẩn của người dân đã làm nhiều diện tích mía tại cánh đồng Ktung (xã Tơ Tung, Gia Lai) bị thiêu rụi.

Để giúp nông dân ở vùng ngập mặn thay thế vụ nuôi tôm sú trong mùa mưa - thường xuyên gặp rủi ro, thua lỗ, do điều kiện thời tiết, môi trường diễn biến bất lợi, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Trà Vinh đã phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh tổ chức thực hiện đề tài nuôi thực nghiệm “Luân canh tôm càng xanh thương phẩm trong ao nuôi tôm sú” tại địa bàn các huyện ven biển.