Thả Hàng Trăm Ngàn Con Cá Giống Vào Các Hồ Trong Tỉnh

Theo Trung tâm Thủy sản tỉnh Bình Phước, trong năm 2013, trung tâm đã thả 46 ngàn con cá giống lăng nha và 468 ngàn con cá giống gồm các loại: Rô phi, trắm và chép xuống các hồ chứa nước của tỉnh. Đây là những loại cá phát triển phù hợp với môi trường địa hình vùng sông suối, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh.
Năm 2013, sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh ước đạt 390 tấn, bằng 100,5% kế hoạch năm và tăng 3,44% so với năm 2012. Được biết, năm 2011, trung tâm đã thả 150 ngàn con cá giống xuống các hồ chứa của tỉnh, năm 2012 trung tâm thả tiếp 490 ngàn con.
Nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên các hồ chứa nước một cách bền vững, Trung tâm thủy sản đang triển khai xây dựng “Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên các hồ chứa của tỉnh giai đoạn 2014-2020”.
Hàng năm, trung tâm được UBND tỉnh giao thực hiện chương trình hỗ trợ thả cá giống xuống các hồ chứa, đồng thời tận dụng mặt nước sẵn có và tái sử dụng sau mục đích chính phục vụ sản xuất điện năng, cung cấp nước sinh hoạt, cung cấp nước tưới tiêu nông nghiệp để bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên, cân bằng và ổn định hệ sinh thái thủy sinh.
Có thể bạn quan tâm

Xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) là nơi được mệnh danh “xứ nhãn” của An Giang, nổi tiếng với giống nhãn Mỹ Đức tồn tại hàng trăm năm, vì mùi vị thơm ngon khó tìm được ở nơi khác.

Lên tham quan vườn điều của những nông dân ở Bù Gia Mập (Bình Phước), những chuyên gia gần trọn đời nghiên cứu về cây điều không khỏi ngạc nhiên.

Qua trao đổi, các nhà vườn cho biết loại côn trùng này màu trắng, dài 0,5- 0,8cm, trông giống như con sùng trong các đống cây mục. Là loại ăn gỗ nên chúng tấn công vào phần vỏ cây sau đó ăn lèn lách vào tận phần lõi gỗ của cây nên rất khó phát hiện.

Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, từ đầu năm đến nay đã tổ chức được 99 đợt thanh tra quản lý chất lượng và thú y thủy sản.

Theo các chủ tàu chi phí viền thép sẽ tăng kinh phí lên từ 200- 250 triệu/chiếc, nhưng ngư dân nào cũng làm. Bởi ngoài việc chống xước lưới mỗi khi kéo cá về, viền thép sẽ tăng độ chịu va chạm giữa các tàu với nhau, nhất là những cú va chạm lớn. Mỗi lần vươn khơi, rủi ro luôn rình rập ngư dân. Do vậy việc chọn cách viền thép cho tàu, họ mong muốn tăng độ an toàn để có được những phiên biển dài ngày hơn.