Thả Con Giống Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Sáng 06/10/2014, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức Lễ phát động thả giống thủy sản để tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ (thuộc quần đảo Long Châu – Thị trấn Cát Bà).
Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 10 năm ngày ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định Hợp tác Nghề cá giữa Việt Nam – Trung Quốc có hiệu lực (30/6/2004 - 30/6/2014).
Ngày 30/6/2004, Việt Nam và Trung Quốc tiến hành trao đổi văn kiện phê chuẩn Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác Nghề cá giữa hai nước.
Hai Hiệp định này đã xác định rõ phạm vi và tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế rõ ràng, thuận lợi cho việc mỗi nước bảo vệ, sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế các vùng biển và thềm lục địa của mình trong vịnh Bắc Bộ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho hai bên có cơ sở thúc đẩy hợp tác nhằm phát triển bền vững vịnh Bắc Bộ, duy trì sự ổn định trong Vịnh, tăng cường sự tin cậy và phát triển quan hệ chung giữa hai nước. Hiệp định đã tạo điều kiện cho ngư dân hai nước yên tâm khai thác nguồn lợi thủy sản.
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định Hợp tác Nghề cá giữa Việt Nam – Trung Quốc có hiệu lực (30/6/2004 - 30/6/2014). Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở NNPTNT Hải Phòng tổ chức Lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Tham dự Lễ phát động thả giống tại Vùng đánh cá chung thuộc quần đảo Long Châu – Thị trấn Cát Bà có ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Phạm Văn Hà, Chủ tịch thường trực UBND huyện Cát Hải. Đến dự còn có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng, Chi cục Kiểm ngư vùng I, đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Cảnh sát biển cùng đông đảo bà con ngư dân.
Vịnh Bắc Bộ không chỉ có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng mà còn có vai trò rất quan trọng mang lại giá trị kinh tế cho bà con ngư dân trong việc khai thác thủy sản. Đã góp phần vào việc cải thiện sinh kế cho các cộng đồng ngư dân và an ninh lương thực quốc gia.
Nhằm tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình khai thác đã làm suy giảm đáng kể nguồn lợi và khả năng tái tạo của các đối tượng thủy sản trong Vịnh.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cùng lãnh đạo huyện Cát Hải và các đại biểu đã thả 90.000 con cá giống các loại gồm cá rô biển, cá vược, tôm sú, cua biển giống cá loại.
Có thể bạn quan tâm

Để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân ở cơ sở và huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), năm nay, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) lấy thôn là địa bàn triển khai. Đây là cách làm sáng tạo mang lại kết quả tích cực.

Vụ Chiêm xuân 2014-2015, toàn tỉnh Bắc Giang có kế hoạch xây dựng 103 cánh đồng mẫu với tổng diện tích hơn 3.100 ha. Trong đó, xây dựng mới 49 cánh đồng mẫu và duy trì 54 cánh đồng từ năm 2014.

Đến thăm cánh đồng mẫu thôn Quang Hiển, Thanh Lương, xã Quang Thịnh, trước mắt chúng tôi là những thửa ruộng trồng dưa bao tử xanh tốt, nối tiếp nhau trải dài. Nhiều nông dân đang nhanh tay thu hái quả để bảo đảm đúng yêu cầu kích cỡ và kịp cân cho tư thương.

Trong đó lúa hơn 52 nghìn ha, còn lại là lạc, khoai lang, ngô và một số cây màu khác. Riêng lúa trà xuân muộn chiếm 92% tổng diện tích còn lại là chiêm dầm và xuân sớm. Thời gian cấy trà chiêm dầm, xuân sớm từ 20-1 đến 5-2-2015; trà xuân muộn gieo mạ từ 25-1 đến 10-2, cấy từ ngày 1 đến 28-2.

Nông nghiệp là ngành mũi nhọn trong cơ cấu sản xuất của tỉnh Bắc Giang, đã có nhiều vùng sản xuất chuyên canh, tuân thủ quy trình an toàn, bảo đảm chất lượng nhưng khâu tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã phần nào giúp nông dân khắc phục tình trạng này.