Thả cá giống vào vùng ngọt của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau)

Theo đó, đã có 2.000 con cá lăng, 20 ngàn con cá dày, 160kg cá trê vàng và cá trê trắng, 80 ngàn con cá chạch và 140 ngàn con tôm càng xanh được thả xuống một số cửa sông nội đồng trong huyện Trần Văn Thời. Số cá giống, tôm càng mang thả lần này khỏe mạnh, được lựa chọn từ trại giống có uy tín, đủ sức sống và thích ứng với thời tiết, nguồn nước bên ngoài.
Việc thả cá, tôm giống trên một số cửa sông vùng ngọt trong tỉnh là hoạt động được tổ chức hằng năm của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, với mục đích là tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản, nâng cao nhận thức cho người dân cùng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Qua đó chính quyền địa phương cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền người dân không được đánh bắt thủy sản bằng xuyệt điện, hóa chất, không được đánh bắt cá non vào mùa sinh sản; xử lý nghiêm những hành vi đánh bắt, mua bán cá non, nhằm chung tay bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Trong ngày (11/8) và ngày (12/8), Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh tiếp tục thả một số loại giống trên tại các xã của huyện U Minh, huyện Thới Bình.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, mô hình trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao theo hướng bền vững với sự liên kết 3 nhà: chủ trang trại - công ty cung cấp giống, thức ăn gia súc, kỹ thuật chăn nuôi - ngân hàng đã được xây dựng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó có Đại Lộc.

Gần như không tốn thuốc điều trị bệnh, ít công chăm sóc, vốn đầu tư thấp nhưng giá trị lại cao là những lợi thế của mô hình nuôi ba ba trong bồn. Tuy thời gian nuôi có hơi dài (khoảng 18 tháng) nhưng lợi nhuận thu được gấp 3 lần vốn bỏ ra. Hơn nữa, người nuôi chỉ cần cho ăn mỗi ngày một lần, thỉnh thoảng mới phải thay nước bồn…

Chị Mấu Thị Bình là một trong những người phụ nữ Raglai tiêu biểu ở thôn Nha Húi biết cách làm ăn vượt khó thoát nghèo, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.

Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị quản lý chất lượng tôm giống do Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu tổ chức tại Tp Bạc Liêu ngày 05/11 vừa qua.

Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.