Thả cá giống vào vùng ngọt của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau)

Theo đó, đã có 2.000 con cá lăng, 20 ngàn con cá dày, 160kg cá trê vàng và cá trê trắng, 80 ngàn con cá chạch và 140 ngàn con tôm càng xanh được thả xuống một số cửa sông nội đồng trong huyện Trần Văn Thời. Số cá giống, tôm càng mang thả lần này khỏe mạnh, được lựa chọn từ trại giống có uy tín, đủ sức sống và thích ứng với thời tiết, nguồn nước bên ngoài.
Việc thả cá, tôm giống trên một số cửa sông vùng ngọt trong tỉnh là hoạt động được tổ chức hằng năm của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, với mục đích là tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản, nâng cao nhận thức cho người dân cùng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Qua đó chính quyền địa phương cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền người dân không được đánh bắt thủy sản bằng xuyệt điện, hóa chất, không được đánh bắt cá non vào mùa sinh sản; xử lý nghiêm những hành vi đánh bắt, mua bán cá non, nhằm chung tay bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Trong ngày (11/8) và ngày (12/8), Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh tiếp tục thả một số loại giống trên tại các xã của huyện U Minh, huyện Thới Bình.
Có thể bạn quan tâm

Với số lượng 400 gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp-Thương mại Tây Nguyên năm 2014 với chủ đề “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển bền vững” do Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức tại thị xã Gia Nghĩa đã hội tụ nhiều sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc trưng của các tỉnh, làng nghề.

Mô hình được hộ ông Phạm Văn Tuyến thực hiện trên diện tích 0,2 ha. Thực hiện mô hình này, ngày 4/6, ông Tuyến đã thả 6000 con cá giống, loại 60 con/kg. Đến nay, tỷ lệ cá nuôi sống đạt 85%, trọng lượng bình quân 0,5 kg/con. Qua tính toán với diện tích mặt nước 0,2 ha, sản lượng cá thu hoạch được là 2.550 kg.

Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, năm 2014 này Chi cục Quản lí chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (QLCLNLS&TS) tỉnh tiếp tục tham mưu, đề xuất với tỉnh hỗ trợ bà con nông dân ở một số địa phương các mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình sản xuất rau VietGAP.

Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những yếu tố quan trọng cho những mô hình trang trại, đặc biệt đối với chăn nuôi của người dân ở tỉnh ta hiện nay. Xác định rõ tầm quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân; trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.