Thả cá giống vào vùng ngọt của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau)

Theo đó, đã có 2.000 con cá lăng, 20 ngàn con cá dày, 160kg cá trê vàng và cá trê trắng, 80 ngàn con cá chạch và 140 ngàn con tôm càng xanh được thả xuống một số cửa sông nội đồng trong huyện Trần Văn Thời. Số cá giống, tôm càng mang thả lần này khỏe mạnh, được lựa chọn từ trại giống có uy tín, đủ sức sống và thích ứng với thời tiết, nguồn nước bên ngoài.
Việc thả cá, tôm giống trên một số cửa sông vùng ngọt trong tỉnh là hoạt động được tổ chức hằng năm của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, với mục đích là tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản, nâng cao nhận thức cho người dân cùng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Qua đó chính quyền địa phương cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền người dân không được đánh bắt thủy sản bằng xuyệt điện, hóa chất, không được đánh bắt cá non vào mùa sinh sản; xử lý nghiêm những hành vi đánh bắt, mua bán cá non, nhằm chung tay bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Trong ngày (11/8) và ngày (12/8), Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh tiếp tục thả một số loại giống trên tại các xã của huyện U Minh, huyện Thới Bình.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây nhất, đầu tháng 6, tại An Giang - vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long- các nhà quản lý, nhà khoa học đưa ra một khuyến cáo rất... lạ: Chuyển đổi trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô, nông dân sẽ hưởng lợi gấp 3 lần!

Từ một hộ nghèo nhất xã, nhờ nuôi ba ba, đến nay gia đình ông Nguyễn Tất Đạt (thôn Đồi Cao I, xã Yên Bình, thị xã Tam Điệp, Ninh Bình) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Từ nhiều năm nay, điệp khúc “được mùa mất giá” trong nông nghiệp liên tiếp tái diễn khiến nông dân “hụt hơi” trên mảnh đất của mình. Tháng 5, tháng 6 hàng năm là cao điểm mùa thu hoạch các loại trái cây của các nhà vườn như chôm chôm, thanh long, sầu riêng, mít, măng cụt…

Với việc sản xuất tập trung, sử dụng một loại giống lúa, cùng áp dụng một biện pháp canh tác, những mô hình “cánh đồng một giống” được triển khai trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Phú Bình đã đem lại hiệu quả rõ rệt, từng bước làm thay đổi tập quán canh tác của người nông dân, mở ra hướng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, từ đó tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Được sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ tháng 4-2012, xã Phước Thắng (Bác Ái) đã triển khai mô hình thâm canh sản xuất lúa nước trên diện tích 20 ha, với sự tham gia của 25 hộ dân. Sau 2 vụ sản xuất, đến nay các hộ dân đã thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu, cây lúa cho năng suất, hiệu quả khá, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.