Thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ thủy điện Hòa Bình

Tham dự buổi lễ có bà Nguyễn Thị Phương Dung – Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Bảo tồn và Phát triển Nguồn lợi thủy sản cùng đại diện một số cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Thủy sản.
Về phía lãnh đạo địa phương có ông Vương Đắc Hùng - Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, ông Hoàng Văn Son – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Hòa Bình, ông Bùi Văn Huyến – Chủ tịch UBND xã Thung Nai, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy,Cảnh sát môi trường cùng nhiều đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành tại tỉnh Hòa Bình và bà con ngư dân sinh sống trong vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
Ngành thủy sản luôn khẳng định là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng sản lượng thủy sản trung bình hàng năm đạt 5,22%, trong đó sản lượng khai thác thủy sản tăng trung bình 2,69% và sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 7,31%.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tăng trung bình hàng năm là 11,73%.
Trong 5 năm qua, một loạt các cơ chế chính sách, quyết định tầm chiến lược, quy hoạch của ngành đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngoài ra, đã có nhiều chương trình, đề án phát triển thủy sản khác cũng được ban hành nhưChương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 (Quyết định 188/QĐ-TTg, năm 2012).
Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 (Quyết định 332/QĐ-TTg, năm 2011), Đề án Tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản (Quyết định 375/QĐ-TTg, năm 2013).
Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS, năm 2013), tạo cơ sởpháp lý quan trọng để Tổng cục Thủy sản cùng toàn ngành thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển thủy sản và theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Từ năm 2014, Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản bắt đầu triển khai điểm thả bổ sung giống, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại hồ Hòa Bình đã thả tổng số 34.200 con cá giốngvới 4 loài cá Bỗng, Chày mắt đỏ, Lăng, Trắm.
Trong lần thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản này, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong tiếp tục thả bổ sung 57.100 con cá giống các loại gồm cá Chày mắt đỏ, Mè hoa, Mè trắng, Ngạnh, Bỗng góp phần tái tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh Hòa Bình.
Phát biểu tại buổi lễ thả giống, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, Chi cục Thủy sản tỉnh Hòa Bình và UBND xã Thung Nai cũng cam kết bảo vệ nguồn cá giống được thả tại hồ, tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh chung tay bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho các thế hệ tương lai.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi cá lóc ở ĐBSCL đang thắng lớn khi giá cá đang đứng ở mức 42.000-45.000 đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí người nuôi thu về lợi nhuận từ 10.000-15.000 đồng/kg.

Với lợi thế vùng đồng màu cùng với kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm tích lũy, các hộ nông dân xã Giao Phong (Giao Thủy) đã thực hiện nhiều biện pháp thâm canh, chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng với các công thức luân canh, xen canh, gối vụ hoặc trồng cây rau màu trái vụ một cách hợp lý, phù hợp với từng chất đất và mùa vụ, tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với dịch vụ thị trường tạo nên nhiều cánh đồng cho thu nhập hàng trăm triệu trên mỗi ha.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: 1- Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; 2- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; 3- Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; 4- Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.

Thuộc diện hộ nghèo của xã Cam Thủy (Cam Lộ), gia đình ông Lê Phước Hoàng được chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp đất ở vùng kinh tế mới Cam Thủy Bắc để phát triển sản xuất. Có đất đai và sức lao động nhưng vì không có vốn đầu tư sản xuất nên thời gian đầu ông Hoàng chỉ trồng được vài giống cây ngắn ngày.

Hồ tiêu là một trong những loại cây chủ lực xóa đói giảm nghèo ở xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Tuy nhiên, khoảng từ năm 2009-2012 vì lý do cây bị bệnh chết nhanh, giá cả không ổn định nên nhiều người dân tạm ngừng trồng tiêu, chuyển sang trồng các loại cây khác.