Thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ thủy điện Hòa Bình

Tham dự buổi lễ có bà Nguyễn Thị Phương Dung – Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Bảo tồn và Phát triển Nguồn lợi thủy sản cùng đại diện một số cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Thủy sản.
Về phía lãnh đạo địa phương có ông Vương Đắc Hùng - Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, ông Hoàng Văn Son – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Hòa Bình, ông Bùi Văn Huyến – Chủ tịch UBND xã Thung Nai, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy,Cảnh sát môi trường cùng nhiều đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành tại tỉnh Hòa Bình và bà con ngư dân sinh sống trong vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
Ngành thủy sản luôn khẳng định là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng sản lượng thủy sản trung bình hàng năm đạt 5,22%, trong đó sản lượng khai thác thủy sản tăng trung bình 2,69% và sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 7,31%.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tăng trung bình hàng năm là 11,73%.
Trong 5 năm qua, một loạt các cơ chế chính sách, quyết định tầm chiến lược, quy hoạch của ngành đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngoài ra, đã có nhiều chương trình, đề án phát triển thủy sản khác cũng được ban hành nhưChương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 (Quyết định 188/QĐ-TTg, năm 2012).
Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 (Quyết định 332/QĐ-TTg, năm 2011), Đề án Tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản (Quyết định 375/QĐ-TTg, năm 2013).
Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS, năm 2013), tạo cơ sởpháp lý quan trọng để Tổng cục Thủy sản cùng toàn ngành thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển thủy sản và theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Từ năm 2014, Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản bắt đầu triển khai điểm thả bổ sung giống, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại hồ Hòa Bình đã thả tổng số 34.200 con cá giốngvới 4 loài cá Bỗng, Chày mắt đỏ, Lăng, Trắm.
Trong lần thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản này, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong tiếp tục thả bổ sung 57.100 con cá giống các loại gồm cá Chày mắt đỏ, Mè hoa, Mè trắng, Ngạnh, Bỗng góp phần tái tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh Hòa Bình.
Phát biểu tại buổi lễ thả giống, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, Chi cục Thủy sản tỉnh Hòa Bình và UBND xã Thung Nai cũng cam kết bảo vệ nguồn cá giống được thả tại hồ, tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh chung tay bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho các thế hệ tương lai.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều công ty bán giống mắc ca lên tới vài trăm nghìn/cây là quá đắt so với giá thực tế của loại cây này. Việc phát triển quá nhanh diện tích cây mắc ca, cũng như thiếu kiểm soát trong công tác quản lý giống khiến nhiều hộ dân mua phải giống kém chất lượng.
Thời gian qua, Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Dasco đã liên kết với Viện Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Cần Thơ triển khai dự án phát triển công nghệ trồng nấm sạch gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ ở Đồng Tháp.

Vụ lúa mùa năm 2015, huyện Sa Pa (Lào Cai) sẽ mở rộng diện tích cấy lúa chịu lạnh lên 40 ha. Đây là giống DS 1 do Trung tâm Giống nông lâm nghiệp tỉnh cung ứng và sẽ được gieo cấy tại các xã Tả Van, Sử Pán, Nậm Sài, Thanh Phú và Nậm Cang, mỗi xã cấy từ 7 – 10 ha, với khoảng 110 hộ dân tham gia.

Thông tin này tại hội thảo Khoa học “Phát triển cây tiêu và ứng dụng trụ sống Núc Nác trong trồng tiêu”. Sáng nay (17/4), Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, tổ chức hội thảo Khoa học “Phát triển cây tiêu và ứng dụng trụ sống Núc Nác trong trồng tiêu”.

Kể từ ngày 01/7/2015, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, sử dụng đất trồng lúa cần áp dụng quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ.